Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Đan Phượng: Những “vườn hoa” trên đê Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Những cánh đồng rau an toàn

Về Thọ An hôm nay, chỉ cần nhìn ngắm những cánh đồng rau xanh mướt là bất cứ ai cũng cảm thấy thư thái. Điều thật lạ là cũng trên những cánh đồng này, cách đây năm, bảy năm, mùi thuốc trừ sâu còn thoảng trong không khí. Những vỏ hộp thuốc trừ sâu do người dân vứt ra đồng ruộng khiến cho đồng quê thêm ô nhiễm.

Hôm nay, Thọ An đã phủ một màu xanh của cây, màu đỏ của hoa và mùi hương thơm từ những cánh đồng vương vấn qua không khí trong lành. Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng, nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó, với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Nhờ có phương pháp canh tác hiệu quả theo hướng hữu cơ, an toàn, nông dân xã Thọ An không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ, mà còn cho ra thị trường những sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Hộ gia đình anh Trần Văn Thường đang thực hiện phun thuốc sâu thảo mộc anisaf

Có tổng diện tích trồng rau màu 1,5ha, hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4, xã Thọ An) đã canh tác các loại như cải canh, súp lơ, cải bẹ... Mỗi năm anh trồng được 7-8 lứa rau màu, năng suất đạt 2,5 tấn/sào/lứa, sau khi trừ chi phí lãi được 9-10 triệu đồng/sào. Đặc biệt, rau của gia đình anh Thường trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ và dùng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu độc hại.

Anh Thường cho biết, với lợi thế cửa ngõ Thủ đô, Thọ An là thị trường đầy tiềm năng cung cấp các mặt hàng rau củ quả, cùng với nhu cầu sinh hoạt cao, an toàn của người dân, gia đình anh xác định mô hình trồng rau an toàn là định hướng làm giàu. Khi chưa có chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, trước đây, anh thường ủ rơm, rạ và vôi để làm phân hữu cơ để chăm sóc hơn 1 mẫu rau của gia đình mình. Cách làm này khá tốn công nhưng vừa giúp giảm chi phí sản xuất, lại mang đến lợi ích tối đa cho cây trồng, giúp cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Hiện nay, được Hội Nông dân huyện Đan Phượng hướng dẫn và cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình anh Thường đã áp dụng vào mô hình trồng rau tại gia đình.

“Từ năm 2021 đến nay, gia đình tôi chuyên canh trồng rau. Qua chương trình liên kết của Hội Nông dân huyện với công ty chuyên cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình đã dùng để phun cho rau. Vì vậy các sản phẩm rau hữu cơ của gia đình được người dân và thương lái gần xa tin tưởng thu mua", anh Thường cho biết.

Xã Thọ An có tổng diện tích tự nhiên hơn 500ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 272ha, đất đai màu mỡ rất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh. Cùng với đó, nông dân xã Thọ An đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng đào, quất cảnh, đu đủ trái vụ, táo lai, rau màu và chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Mô hình trồng rau công nghệ cao, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf

Ông Trần Văn Vui, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ An cho biết, mấy năm gần đây Hội Nông dân xã đã tích cực phối hợp với các công ty, nhà khoa học tập trung tổ chức chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền chăm sóc cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn theo hướng sinh học, chăn nuôi bò, ứng dụng công nghệ cao…

Nhờ đó xã Thọ An đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình ứng dụng công nghệ cao tại trang trại chăn nuôi bò của hộ ông Trần Văn Thắng áp dụng công nghệ của Úc; mô hình trồng đào quất cảnh hộ bà Đào Thị Tần; mô hình trồng táo, đu đủ hộ ông Trần Văn Dũng,…

Đặc biệt mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, sử dụng phân hữu cơ của hộ anh Nguyễn Văn Khắc (chi hội nông dân 8) và mô hình hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn mà gia đình anh Thường, anh Khắc cùng hàng trăm bà con nông dân ở xã Thọ An lựa chọn và bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ. Ngoài ra, sản phẩm tung ra thị trường đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Trợ thủ đắc lực cho nông dân

Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã minh chứng, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ đã nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, cải thiện thu nhập cho người làm nông nghiệp hữu cơ; góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; tăng cường cung cấp vật tư đầu vào theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Thảo mộc hữu cơ được áp dụng ở nhiều mô hình nông nghiệp tại huyện Đan Phượng

Bà Trần Thị Ngọc Mai, đại diện Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang cho biết, chế phẩm sinh học anisaf là sản phẩm kết hợp từ các nguyên liệu thảo mộc tự nhiên, vì vậy anisaf sẽ là trợ thủ đắc lực cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay và trong tương lai.

Thảo mộc trừ sâu anisaf rất an toàn, được điều chế từ các loại cây quen thuộc mà ông bà ta đã dùng bao đời nay như bồ kết, hy thiêm, đơn buốt và cúc liên chi dại. Khi sử dụng anisaf định kỳ sẽ ức chế và giảm dần các loại virus, nấm, sâu bọ, giúp rau màu khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và cho nâng suất cao, rau màu có mùi vị tự nhiên.

Thọ An được quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện Đan Phượng. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự hỗ trợ của huyện, xã đang từng bước xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất rau an toàn của địa phương.

Bên cạnh đó, Thọ An đã vận động bà con nhân chuyển đổi từ làm nông nghiệp vô cơ, sang sản xuất hữu cơ, mang lại những kết quả đáng khích lệ cho bà con nông dân nơi đây. Nhận thức được điều này, nhiều nông dân, hợp tác xã đã đầu tư phát triển, rau màu, cây ăn trái theo hướng sạch để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, hằng năm có 100% hộ gia đình nông dân trên toàn huyện tham gia thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.

Ngay từ đầu năm 2024, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện đã triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm năm với chủ đề: “Hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện”.

Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Thọ An và phối hợp Công ty Dược phẩm Hoàng Giang tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình trồng rau hữu cơ trong thực hiện sử dụng chế phẩm annisaf, kết quả cho thấy mô hình thực sự đã trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả để nông dân xã Thọ An phát huy, ứng dụng và nhân rộng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động