Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Nghệ An sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật "Hào khí sông Lam" chào đón năm mới 2024 Hiệu quả phát triển rừng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lâm nghiệp ở Nghệ An Nghệ An: Công nhân lao động mong đợi thưởng Tết

Chỉ đạo sát thực, vận động tốt sức dân

Huyện Nghi Lộc triển khai xây dựng NTM trong điều kiện một huyện nông nghiệp có xuất phát điểm thấp. Nguồn lực đầu tư cho phát triển cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu. Phát triển công, nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đời sống nhân dân còn khó khăn... Xác định xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính lâu dài, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, thế nên hơn 10 năm qua, huyện Nghi Lộc đã tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến nay, huyện Nghi Lộc đã đạt chuẩn huyện NTM và đang phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Huyện Nghi Lộc phát triển toàn diện sau hơn 10 năm xây dựng NTM

Trong năm 2023, huyện Nghi Lộc tiếp tục đạt và vượt các mục tiêu đề ra với những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM. Để có được kết quả đó, huyện đã bám sát cơ sở và chỉ đạo sâu sát. Trong năm, cấp ủy, chính quyền huyện đã tổ chức 15 cuộc làm việc với các địa phương để giao trách nhiệm, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể trong xây dựng NTM. Chính quyền huyện đã xây dựng kế hoạch với nhiệm vụ chi tiết, lộ trình cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Trên cơ sở đó, 28/28 xã đã rà soát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM, đặc biệt là 12 xã đăng ký về đích NTM nâng cao năm 2023, từ đó xây dựng kế hoạch, tiến độ và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.

Ban chỉ đạo NTM của huyện đã tổ chức 38 cuộc làm việc trực tiếp với Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã để cho ý kiến về các vấn đề cụ thể, chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM và giao trách nhiệm cho địa phương, các phòng, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ. HĐND huyện tiếp tục ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM.

Cụ thể: Huyện Nghi Lộc hỗ trợ xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia với mức 500 triệu đồng/trường; hỗ trợ xây dựng mới các nhà văn hóa xóm sau sát nhập; hỗ trợ xây dựng mô hình cải cách hành chính (mỗi năm 3 xã, mỗi xã 100 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng mới trụ sở làm việc công an các xã; hỗ trợ mô hình xây dựng nhà lưới ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ quả, ứng công nghệ tưới nhỏ giọt (50.000 đồng/m2); hỗ trợ 6.873 tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn. Cùng với đó, huyện và các xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, kêu gọi nhân dân, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh công cuộc xây dựng NTM.

Cấp uỷ, chính quyền, nhân dân chung sức xây dựng NTM, nhiều xã đã triển khai, phát động, huy động tốt sức dân. Nhân dân đã tích cực hiến đất, phá dỡ tường bao, đóng góp nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, xây dựng mới nhà văn hóa xóm, bổ sung nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao, dụng cụ tập thể thao ngoài trời.

Tham gia phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM, đô thị văn minh” đoàn viên thanh niên đã tập trung triển khai “Ngày Chủ nhật xanh” thu gom rác thải, cải tạo các điểm đen về môi trường; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị và các tuyến đường; ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công sở, đài tưởng niệm, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương nội đồng; tổ chức trồng cây xanh, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, triển khai công trình thắp sáng đường nông thôn, xây dựng tuyến đường hoa thanh niên, ...

Chính quyền phối hợp vận động người dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với tổng giá trị tiền mặt đóng góp hơn 6,3 tỷ đồng, góp 2.600 ngày công, hiến 12.000m2 đất; làm mới và sửa chữa 16 km đường giao thông liên xã, thôn xóm.

Những con số biết nói

Trong năm 2023, huyện Nghi Lộc đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông huyện, xã, thôn xóm. Trong đó, huyện đã cấp 9.872,83 tấn xi măng (tỉnh 3.000 tấn, huyện 6.872,83 tấn) để làm đường giao thông nông thôn. Toàn huyện đã làm được 53,7 km đường giao thông nông thôn tập trung tại các xã Nghi Thái, Nghi Trường, Nghi Phong, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Thịnh,...

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Giao thông nông thôn ở các xã vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng đều được đầu tư xây dựng đồng bộ

Các xã đã tích cực lồng ghép các nguồn vốn cùng với huy động nội lực sức dân để xây dựng, nâng cấp được 27,4 km kênh mương; huy động 86.500 ngày công tham gia tu sửa, khơi thông, nạo vét kênh mương với khối lượng đào đắp 77.500 m3; đắp tu bổ bờ vùng, bờ thửa với khối lượng 48.100 m3; sữa chữa, nâng cấp 7 trạm bơm, 3 hồ đập, hàng trăm km bờ vùng, bờ thửa nội đồng phục vụ cho yêu cầu sản xuất.

Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện đảm bảo ổn định phục vụ sản xuất và dân sinh. Trong đó, lắp thêm 7 trạm biến áp mới; cải tạo, thay mới 45 máy biến áp; nâng cấp, cải tạo 20km đường dây trung thế, hạ thế; xuất tuyến đường dây cho 35 trạm trên địa bàn; thay thế làm mới 150 cột điện hư hỏng cho toàn huyện.

Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật như: Xây mới và đưa vào sử dụng 175 phòng, trong đó 112 phòng học tập, 63 phòng quản trị, hỗ trợ, phụ trợ khác; 4 nhà tập đa chức năng, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố, đạt chuẩn 3 cấp học là 1.368/1.414 phòng học, đạt tỷ lệ 97%; nâng cấp, sửa chữa trạm y tế các xã.

Hiện nay, huyện Nghi Lộc có 30 mô hình nhà lưới sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động, với diện tích trên 78.323 m2, tổng kinh phí đầu tư 36,879 tỷ đồng (trong đó nhà nước hỗ trợ 8,350 tỷ đồng, còn lại nhân dân đóng góp). Sản lượng hằng năm đạt hơn 306 tấn, doanh thu đạt trên 14,539 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 150 lao động, với thu nhập bình quân 79 triệu đồng/người/năm. Các hợp tác xã tích cực, chủ động tìm hướng đi trong sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện tiếp tục hỗ trợ xây dựng 3 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các xã Nghi Phương, Nghi Lâm, Nghi Thái. Mô hình đã phát triển và được nhân rộng trên địa bàn.

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) tiếp tục đạt kết quả cao. Trong năm 2023 đã chấm điểm, phân hạng 12 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao, toàn huyện có 21 sản phẩm OCOP.

Tập trung chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay huyện Nghi Lộc có 88/90 trường đạt chuẩn, đat tỷ lệ 97,7%, xếp tốp đầu trong toàn tỉnh. Cùng với đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kết quả tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,2%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt trên 5,18%. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Diện mạo khu vực nông thôn của huyện Nghi Lộc ngày càng đồng bộ, khang trang

Trong năm 2023, huyện đã xây dựng mới 66 nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, toàn huyện có thêm các xã Nghi Thuận, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao và xã Nghi Văn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực giáo dục. Huyện đã hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh thẩm định đối với xã Nghi Thạch; hoàn thiện hiện trường, hồ sơ tiếp tục trình thẩm tra, thẩm định các xã Khánh Hợp, Nghi Diên, Nghi Lâm, Nghi Thái đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Năm 2024, huyện Nghi Lộc phấn đấu về đích NTM nâng cao, các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra sẽ được cấp uỷ, chính quyền tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện. Tin rằng, từ điểm sáng về xây dựng NTM nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nghi Lộc sẽ tiếp tục nâng lên, diện mạo khu vực nông thôn sẽ càng khang trang, văn minh, hiện đại.

Đinh Thế Tài – Chánh Văn phòng UBND huyện Nghi Lộc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động