Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Cả nước có 3.420 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Xây dựng nông thôn kiểu mẫu trên quê hương của điệu múa Bồng

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao

Là xã nằm ven đê sông Hồng, địa giới hành chính được quy hoạch nằm trong vùng thoát lũ và nằm ngoài khu vực phát triển đô thị trung tâm của Hà Nội, thế nhưng xã Yên Mỹ đã vượt qua mọi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống nhân dân ngày một nâng cao, xứng đáng là miền quê đáng sống.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ Hà Diệu Thư, tổng giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 448, 666 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Giá trị thương mại - dịch vụ chiếm 58,5%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 28,8%; nông nghiệp 12,7%. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã là 148,62ha, mặt nước, ao hồ chuyên dùng nuôi trồng thủy sản 30ha.

Mô hình kinh tế điển hình nhất có thể nhắc đến đó là Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Yên Mỹ với 105 thành viên. HTX chủ yếu phát triển loại hình dịch vụ là sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, thủy lợi nội đồng, cây giống các loại, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, vật tư hàng hoá, vật tư nông nghiệp. Thu nhập bình quân của thành viên HTX và người lao động làm việc thường xuyên trong HTX khoảng hơn 7 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm chủ lực và có giá trị kinh tế cao của xã là sản phẩm rau an toàn.

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu
Phát triển kinh tế từ mô hình rau thủy canh công nghệ cao.

HTX duy trì ký hợp đồng liên kết chuỗi để bao tiêu 100% tổng sản lượng nhân dân đăng ký tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cho các hộ dân từ năm 2017 đến nay. Giá thu mua sản phẩm ổn định và cao hơn giá thị trường khoảng 8 -10% góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

Hay mô hình rau thủy canh công nghệ cao của HTX Rau công nghệ cao Đức Phát. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc HTX đã ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu các loại rau salad, rau ăn lá chất lượng cao, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ông Nguyễn Mạnh Hồng đã mạnh dạn thí điểm mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Israel với diện tích 2.600m2 sản xuất ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao với việc sản xuất trồng dưa lưới thuỷ canh, xà lách, cà chua bi, dưa leo, dưa lưới…

Cây rau trồng thủy canh trồng trong hệ thống nhà màng nilon nên không chịu tác động của mưa, nắng; hạn chế được sâu, bệnh; trong quá trình sản xuất dinh dưỡng cung cấp cho cây được kiểm soát nên có thể đảm bảo liên tục có rau thu hoạch, tính bình quân mỗi năm sản xuất được từ 8-10 lứa rau, trung bình 1 tháng thu được khoảng 1-1,2 tấn rau các loại. Sản lượng thu cao gấp khoảng 8-10 lần so với cùng diện tích sản xuất thông thường.

Hiện, rau trồng thủy canh được tiêu thụ thông qua các kênh giới thiệu sản phẩm với một số bếp ăn nhà hàng, trường học và một số hộ gia đình trong nội thành. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm rau trồng thuỷ canh mô hình còn liên kết là một trong những điểm đến tham quan và trải nghiệm nông nghiệp của các trường học.

Mô hình trồng rau thuỷ canh của HTX đem lại doanh thu khoảng 800 triệu đồng/năm với lợi nhuận gần 400 triệu đồng/năm. Mô hình đã giải quyết công ăn việc làm cho 6 lao động (cả lao động thời vụ) với mức thu nhập bình quân gần 8 triệu đồng/người/tháng và tạo nguồn thu nhập cao ổn định cho gia đình, mô hình tạo cảnh quan môi trường và có hướng phát triển bền vững.

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã đạt 148,62ha.

Là mô hình kinh tế đặc biệt tại xã, mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty nghiên cứu chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao Vạn An đã áp dụng nuôi trồng Đông trùng hạ thảo trong môi trường khép kín, có điều kiện nuôi trồng giống với tự nhiên. Mọi quy trình cấy chủng nấm, nuôi trồng và đến khi thu hoạch đều được giám sát nghiêm ngặt. Sản phẩm trước khi bán ra thị trường đã được kiểm định chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần xây dựng các sản phẩm rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo khô đạt OCOP 4 sao của Thành phố.

Bên cạnh đó, năm 2023 xã được Thành phố công nhận điểm du lịch và nằm trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và vành đai xanh của Thành phố. Đây là những điều kiện thuận lợi để xã phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - tâm linh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của xã.

Xây dựng nông thôn thông minh, kiểu mẫu

Yên Mỹ đạt Nông thôn mới nâng cao năm 2022. Năm 2023, xã được thành phố Hà Nội thẩm định và đạt tiêu chí trình xét duyệt Nông thôn mới kiểu mẫu. Nếu như năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 64,48 triệu đồng thì năm 2023 đạt 74,82 triệu đồng/người.

Trong thời gian qua, xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư và tổ chức thực hiện theo quy hoạch sản xuất, định hướng cơ cấu lực lượng lao động, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ đặc biệt là đưa vào khai thác phát huy điểm đến du lịch Yên Mỹ, một hướng đi được xác định là kinh tế mũi nhọn của xã.

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu
Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp.

Ông Nguyễn Văn Trà (người dân xã Yên Mỹ) cho biết, xã đã khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng các loại hình kinh tế nông thôn như kinh tế cá thể, hộ gia đình, HTX; hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ phát triển. Tham gia liên kết, xúc tiến giới thiệu việc làm cho người lao động vào làm việc tại các HTX, doanh nghiệp trong và ngoài xã.

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ, khang trang, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai như: kè ao số 1, số 2, số 3, số 4, số 7 xây dựng Nhà văn hoá Thôn 3, đường giao thông… đã góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Trên cơ sở bộ tiêu chí và hướng dẫn xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu, xã đã triển khai kế hoạch thực hiện chuyển đổi số và thôn thông minh cho 3/3 thôn trên địa bàn xã. Trong đó lựa chọn Thôn 3 để xây dựng mô hình thôn thông minh tiêu biểu.

Ông Đàm Mạnh Luy - Trưởng Thôn 3 xã Yên Mỹ cho biết: Thôn đã có Tổ Công nghệ số cộng đồng với 11 thành viên do Trưởng thôn làm Tổ trưởng, thành viên là các đoàn viên thanh niên và hội viên chi hội phụ nữ thôn. Tổ Công nghệ số cộng đồng đã được Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của xã tập huấn, đào tạo, hướng dẫn về kỹ năng số để tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn thôn. Sau khi được tập huấn, đào tạo, Tổ Công nghệ số cộng đồng đã tổ chức tuyên truyền, đi tới từng hộ gia đình trong thôn để hướng dẫn, trợ giúp người dân trên địa bàn thôn sử dụng công nghệ số. Nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Thôn 3 đã thiết lập nhóm nhắn tin, giao tiếp thông minh của thôn là nhóm zalo “CDS - Thôn 3 Yên Mỹ” với 515 thành viên. Các thành viên tham gia là đại diện các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thôn. Nhóm zalo giao tiếp thông minh của thôn để tuyên truyền, trao đổi về các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội của thôn và tiếp nhận phản ánh của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn thôn.

Thôn 3 nằm trong Điểm du lịch Yên Mỹ có các điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách như Khu Trải nghiệm Vạn An - Hải Đăng, Khu sản xuất rau thủy canh… Hàng năm Khu Trải nghiệm Vạn An - Hải Đăng, khu sản xuất rau thủy canh đón khoảng từ 40-45 nghìn khách tham quan (chủ yếu là học sinh) đến du lịch sinh thái, trải nghiệm nông nghiệp.

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu
Phấn đấu đến năm 2025, xã Yên Mỹ trở thành một phường của quận Thanh Trì và là điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Hà Nội.

Thông tin về sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn thôn được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên trang thông tin điện tử của xã. Các điểm dịch vụ du lịch của thôn đã được trang bị trạm phát wifi kết nối internet để khách du lịch truy cập, khai thác thông tin.

Thôn 3 hiện nay đã có 2 cơ sở cài đặt, sử dụng mã QR code trong sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm sản phẩm cao xương ngựa bạch, bột canxi ngựa bạch, sữa canxi ngựa bạch, rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo khô Vạn An và các sản phẩm rau an toàn của Yên Mỹ được truy xuất nguồn gốc trên hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản Thành phố.

Nhà văn hóa kết hợp khu cây xanh, vui chơi thể thao của Thôn 3 được xây dựng mới năm 2023 với khuôn viên 7000m2. Nhà văn hoá được trang bị đầy đủ trạm phát wifi kết nối internet và hệ thống âm thanh, phục vụ người dân hàng ngày đến sinh hoạt có thể truy cập, khai thác thông tin trên internet và phục vụ kết nối, trình chiếu tại các hội nghị tuyên truyền.

Thôn 3 còn thực hiện tốt các tiêu chí về “Y tế thông minh”, “Sinh hoạt cộng đồng thông minh”, “Nông nghiệp thông minh”,...

Riêng về “Nông nghiệp thông minh”, trên địa bàn xã đã có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đều thực hiện quảng bá, tiếp thị và kinh doanh đồng thời tại cửa hàng cố định và bán online các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội zalo, facebook,... Các hoạt động của các cơ sở sau khi tham gia các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội được quảng bá rộng rãi, doanh thu tăng nhanh so với kinh doanh truyền thống, đồng thời còn giảm chi phí và tạo thêm việc làm.

Chủ tịch xã Yên Mỹ Hà Diệu Thư cho biết, xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu đã đạt được. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ, liên thông và có tính kết nối với các vùng lân cận. Văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân/người/năm tăng. An ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Các ngành nghề kinh tế của xã phát triển, trong đó lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển. Phấn đấu đến năm 2025, xã Yên Mỹ trở thành một phường của quận Thanh Trì và là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Hà Nội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động