Học sinh, phụ huynh rối bời trước "20 con đường" vào đại học năm 2022
Học sinh rối bời trước thay đổi của kỳ tuyển sinh Đại học 2022 |
Nhiều học sinh “sốc” với phương án tuyển sinh đại học năm 2022. Ảnh: Hải Nguyễn |
Gần 20 phương thức xét tuyển đại học
Từ cuối năm 2021, nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố đề án tuyển sinh năm 2022, đến đầu năm nay, bức tranh tuyển sinh đại học đã rõ nét. Trong đó, điểm đặc biệt khiến học sinh và phụ huynh quan tâm là việc bổ sung nhiều phương thức xét tuyển. Theo khảo sát, thời điểm hiện tại đã có gần "20 con đường" vào đại học cho thí sinh năm 2022.
Bên cạnh những phương thức tuyển sinh quen thuộc như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng, các trường còn đưa ra nhiều hình thức xét tuyển kết hợp đa dạng như:
Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi riêng như kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt; xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển kết hợp giữa học bạ, kết quả thi THPT với các môn năng khiếu,…
Do các trường đại học sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển nên chỉ tiêu được phân bổ khác nhau giữa các phương thức trong tổng chỉ tiêu. Đặc biệt, nhiều trường đại học top đầu giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu điểm thi đánh giá năng lực.
Tuy nhiên, dù đăng ký xét tuyển vào bao nhiêu trường, thông qua các hình thức xét tuyển khác nhau, thí sinh cũng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng, đồng thời nhập học và học tập giống nhau.
Phụ huynh băn khoăn, học sinh lo lắng
Đồng hành cùng con gái học tập và ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, chị Trần Thị Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) tìm hiểu rất kỹ về phương án tuyển sinh của các trường đại học. Chị Thủy cho rằng, việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh là xu thế tất yếu khi các trường phải cạnh tranh tuyển sinh, chọn lọc đầu vào tốt, đồng thời đa dạng hóa con đường vào đại học.
Tuy nhiên, việc giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng cường xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường là quá vội vàng, khiến nhiều học sinh hốt hoảng.
Con gái chị Thủy là một trong những trường hợp đó - dự định đăng ký vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhưng năm 2022, trường có đến 7 hình thức xét tuyển kết hợp và chỉ dành 10-15% chỉ tiêu cho phương thức này, giảm mạnh so với con số 50% năm 2021.
"Con gái tôi muốn thi vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đã dồn lực để ôn thi tốt nghiệp nhưng chỉ tiêu lại giảm như vậy. Tôi đành khuyên con chuyển hướng sang ôn thêm kỳ thi đánh giá năng lực, nhưng do tìm hiểu khá muộn nên giờ đang bị lúng túng. Thật sự rất lo lắng" - chị Thủy bộc bạch.
Rơi vào trạng thái bối rối và hoang mang khi các trường lần lượt công bố phương án tuyển sinh đại học, em Nguyễn Thị Hà Anh - học sinh lớp 12 Trường THPT Ứng Hòa A (Hà Nội) cho biết, em vẫn chưa thể xác định mình sẽ đăng ký theo phương thức nào.
"Có quá nhiều phương thức tuyển sinh khiến em bị rối và phân vân, không biết nên đăng ký theo phương thức nào cho phù hợp với mình. Nhiều bạn bảo em nên xét học bạ, nhiều anh chị thì khuyên nên đăng ký thi đánh giá năng lực. Thật sự bây giờ em rất rối nên chưa biết mình sẽ đăng ký nguyện vọng theo phương thức nào" - Hà Anh cho biết.
Còn em Nguyễn Ngọc Ánh - học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Yên số 1 (Bắc Giang) cho rằng, các trường công bố giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp đều thuộc top đầu, nhiều trường vẫn giữ chỉ tiêu cho phương thức này, một số trường chưa công bố. Tuy nhiên, việc có quá nhiều phương thức xét tuyển sẽ gây khó khăn cho học sinh khi lựa chọn ngành nghề, trường học.
"Trước mắt em vẫn cố gắng học tập để có một cuốn học bạ đẹp, nỗ lực ôn thi tốt nghiệp THPT và học ôn để thi đánh giá năng lực. Sau đó, em sẽ nghiên cứu thêm để lựa chọn trường và phương thức xét tuyển phù hợp" - Ngọc Ánh chia sẻ.
Theo Thiều Trang/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8
Xã hội 25/10/2024 18:13