Hiểu rõ hơn về trách nhiệm của Công đoàn trong công tác an toàn lao động
Quan tâm đến trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), anh Phạm Minh Dũng (Công ty cổ phần Giao thông Hà Nội) muốn biết thông tin cụ thể hơn về các quy định liên quan. Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó Trưởng khoa ATLĐ và sức khỏe nghề nghiệp (Trường Đại học Công đoàn) cho hay, trong Luật ATVSLĐ có quy định rõ trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và Công đoàn cơ sở (CĐCS) với công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
Cụ thể, CĐCS có các vai trò như: Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động. Đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về ATVSLĐ trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ NLĐ khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
Ảnh minh họa: Minh Phương |
Công đoàn tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.
Tuyên truyền, vận động NLĐ, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho cán bộ Công đoàn và NLĐ.
Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động…
Kế hoạch ATVSLĐ giúp doanh nghiệp có một khoản tài chính để thực hiện công tác ATVSLĐ. Khi lập kế hoạch ATVSLĐ phải thực hiện đánh giá rủi ro cho các hoạt động tại doanh nghiệp, dựa trên các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyên truyền, huấn luyện, khám sức khỏe, căn cứ nhiều yếu tố để lập nên kế hoạch ATVSLĐ.
Về vấn đề xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ, anh Trịnh Tiến Đạt (Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội) băn khoăn: “Kế hoạch ATVSLĐ có phải lấy ý kiến của CĐCS không?”
Bà Đỗ Thị Lan Chi cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp chỉ liệt kê ra các danh mục mà không có dự kiến chi phí khiến nhiều kế hoạch bị vỡ. Do đó, khi lập kế hoạch ATVSLĐ người sử dụng lao động phải bàn với Ban chấp hành Công đoàn, để xem với những kinh phí đó nội dung nào làm năm nay, nội dung nào làm ở các năm tiếp theo, bộ phận nào thực hiện làm, tránh tình trạng lập ra kế hoạch nhưng không thực hiện được.
Mỗi kế hoạch ATVSLĐ, ngoài chế độ của NLĐ như khám sức khỏe, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, tuyên truyền huấn luyện, còn có một nội dung rất quan trọng là cải thiện điều kiện làm việc, liên quan đến kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh. Vì vậy, mỗi kế hoạch ATVSLĐ hằng năm doanh nghiệp đưa ra phải lấy ý kiến của Công đoàn.
Anh Phạm Minh Dũng (Công ty cổ phần Giao thông Hà Nội) quan tâm các quy định liên quan đến trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. |
Tập huấn về ATVSLĐ cũng đang là vấn đề được các CĐCS quan tâm. Anh Phạm Quang Lý (Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội) muốn biết mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ là bao nhiêu.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi cho biết, chưa có văn bản nào quy định rõ về đơn giá kinh phí này. Khi nói đến vấn đề ATVSLĐ, Pháp luật quy định toàn thể người lao động phải được huấn luyện về ATVSLĐ. Có 2 loại huấn luyện là huấn luyện lần đầu và huấn luyện định kỳ. Luật cũng đang quy định có 6 nhóm được huấn luyện ATVSLĐ.
Nhóm 1 là cán bộ quản lý, nhóm 2 là người làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách về an toàn lao động, nhóm 3 là người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, nhóm 4 là người lao động thông thường, nhóm 5 là cán bộ y tế và nhóm 6 là an toàn vệ sinh viên.
Về cơ bản là toàn bộ cán bộ, công nhân, viên chức, NLĐ cần được huấn luyện để trang bị những kiến thức về ATVSLĐ nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra trong quá trình lao động sản xuất.
“Tuy nhiên hiện nay, Luật không nói rõ mỗi doanh nghiệp phải đầu tư bao nhiêu tiền cho huấn luyện ATVSLĐ của doanh nghiệp cũng như trên một người lao động. Theo tôi, hiện nay công tác này đã được xã hội hóa, các doanh nghiệp làm dịch vụ huấn luyện về ATVSLĐ có khoảng 400 doanh nghiệp. Vì vậy, các đơn vị có thể trao đổi, đàm phán với các doanh nghiệp này để thỏa thuận mức giá hợp lý”, bà Đỗ Lan Chi đưa ra gợi ý.
Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi, khi nói đến an toàn vệ sinh viên hay nói đến mạng lưới an toàn vệ sinh viên, có thể khẳng định đây là một trong những lực lượng quan trọng, kết nối người sử dụng lao động với NLĐ để thực hiện công việc an toàn hơn, tốt hơn.
Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành CĐCS nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành CĐCS.
Có thể thấy, phát triển sản xuất luôn phải gắn với việc bảo đảm cho NLĐ được làm việc trong môi trường an toàn; NLĐ được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Đối với ngành GTVT, là một lĩnh vực đặc thù, lực lượng lao động trực tiếp tại các công trình hạ tầng giao thông, các dự án giao thông rất đông; môi trường lao động luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ô nhiễm. Thực tiễn tại một số nơi, công tác đảm bảo ATLĐ, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường vẫn còn tồn tại, hạn chế, một số công trình, dự án vẫn để xảy ra tai nạn lao động.
Vì vậy, trong những năm qua, Công đoàn ngành GTVT Hà Nội vẫn luôn nỗ lực làm tốt công tác truyền thông chính sách về lao động và ATLĐ đến với các CĐCS và doanh nghiệp, NLĐ trong toàn ngành.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024
Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước
Tin khác
Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức
Vì lợi ích đoàn viên 28/12/2024 22:14
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 26/12/2024 08:48
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
Công đoàn 25/12/2024 21:47
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
Vì lợi ích đoàn viên 25/12/2024 10:59
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
Công đoàn 24/12/2024 17:32
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38