Cán bộ Công đoàn tham gia phản biện dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
Phát biểu tại Hội nghị, nhấn mạnh Luật Việc làm là dự án luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến người lao động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị, với vai trò, trách nhiệm của mình, cán bộ Công đoàn dự Hội nghị cần tập trung làm rõ những việc tổ chức Công đoàn cần làm, nâng cao trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ, hỗ trợ kết nối việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng… cho người lao động và nêu các quy định này trong Luật Việc làm (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội nghị phản biện. |
Cần đánh giá sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi của dự thảo Luật. Đặc biệt, cần đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi); bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân, tổ chức.
Về nội dung tham gia phản biện, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị đại biểu tham gia phản biện 4 nhóm chính sách, gồm: Nhóm chính sách 1: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập, tập trung. Trong đó cần nâng cao trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ thúc đẩy kết nối tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề… cho người lao động - đề xuất, kiến nghị sửa đổi Luật Việc làm. Cụ thể: Những việc tổ chức Công đoàn cần làm; quy định nội dung này trong Luật Việc làm như thế nào?
Nhóm chính sách 2: Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Trong đó cần quan tâm cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) - kiến nghị, đề xuất sửa đổi Luật Việc làm.
Nhóm chính sách 3: Phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nhóm chính sách 4: Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững…
Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) giới thiệu những nét cơ bản của Luật Việc làm (sửa đổi). |
Giới thiệu những nét cơ bản của Luật Việc làm (sửa đổi) tới Hội nghị, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) gồm 9 chương và 94 điều (Luật Việc làm 2013 gồm 7 chương và 62 điều).
Phạm vi điều chỉnh của Luật tập trung vào 6 nội dung, gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Đăng ký lao động; Hệ thống thông tin về thị trường lao động; Phát triển kỹ năng nghề; Dịch vụ việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý Nhà nước về việc làm.
Theo ông Tào Bằng Huy, việc sửa đổi Luật việc làm là cần thiết, để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, nhất là kịp thời ứng phó và thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động; đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật mới được sửa đổi, bổ sung (Bộ luật Lao động 2019, Luật Cư trú 2020, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, Luật Bảo hiểm xã hội 2024…).
Ông Tào Bằng Huy cho biết, điểm mới dự thảo Luật đề xuất, đó là bổ sung quy định về đăng ký lao động để cơ quan chức năng nắm tình hình việc làm và mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp…
Góp ý vào dự thảo Luật, TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng: Cần cân nhắc quy định về “hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động” sao cho cân bằng với những người lao động làm việc không có quan hệ lao động - nhóm đang gia tăng hiện nay.
Quy định này đang làm cho những người lao động có quan hệ lao động có lợi thế hơn và không tạo ra sự công bằng với người lao động không có quan hệ lao động và càng khó để người lao động phi chính thức có việc làm trong khu vực chính thức. Điểm này liên quan tới sự đối xử không bình đẳng giữa những người lao động trong hệ thống pháp luật.
Trong thực tế, quy định này hiện nay cũng không được thực hiện hiệu quả vì người sử dụng lao động cũng cho biết thủ tục để nhận được khoản hỗ trợ này thường phức tạp. Hơn nữa, việc theo dõi để đảm bảo người sử dụng lao động sử dụng khoản hỗ trợ này đúng mục đích là đào tạo người lao động cũng đặt ra vấn đề.
Quang cảnh Hội nghị. |
Góp ý vào quy định về “hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề”, TS Phạm Thị Thu Lan cho rằng, quy định này đang chỉ áp dụng cho những người được tham gia bảo hiểm thất nghiệp - là nhóm lao động chính thức và đang loại trừ những người lao động phi chính thức.
“Lao động phi chính thức chiếm hơn 60% lực lượng lao động. Việc người lao động phi chính thức không được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề sẽ hạn chế phát triển nghề nghiệp và chuyển đổi việc làm của họ, đồng thời hạn chế phát huy tối ưu hiệu quả nguồn nhân lực. Hơn nữa, pháp luật lao động và việc làm cần hướng tới sự bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau”, TS Phạm Thị Thu Lan đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường
Xăng RON 92 vượt ngưỡng 20.000 đồng/lít
Khởi tố nhóm đối tượng buôn bán ma túy dùng bình xịt hơi cay tấn công Công an
LĐLĐ quận Ba Đình chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động
Từ 2/1/2025 Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử
Tin khác
LĐLĐ quận Ba Đình chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động
Hoạt động 02/01/2025 15:29
Thanh Trì: Hỗ trợ đoàn viên Công đoàn mắc bệnh hiểm nghèo
Hoạt động 01/01/2025 10:30
Chú trọng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn
Hoạt động 01/01/2025 06:04
LĐLĐ quận Đống Đa lan tỏa tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Hoạt động 31/12/2024 23:00
LĐLĐ quận Long Biên được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Hoạt động 31/12/2024 16:20
Thanh Trì: Tập trung chăm lo đoàn viên, người lao động dịp Tết
Hoạt động 31/12/2024 12:29
Chỗ dựa tin cậy của người lao động
Hoạt động 31/12/2024 08:16
Hỗ trợ cho đoàn viên từ nguồn vốn Công đoàn
Hoạt động 31/12/2024 08:14
10 hoạt động nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024
Hoạt động 30/12/2024 19:44
Kết nạp thêm 3 quần chúng ưu tú vào hàng ngũ của Đảng
Hoạt động 29/12/2024 12:25