Hiệu quả chính sách “tam nông” từ Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội

Là Thủ đô, trung tâm lớn về kinh tế nhưng Thành phố vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tam nông. Chính vì thế, ngày 13/7/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04-Ctr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện; hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 04). Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy được giao làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Đánh giá toàn diện để tiếp tục có giải pháp về chính sách "tam nông" của thành phố Hà Nội Hành trình nâng tầm nông sản Việt của các “doanh nông” Dự thảo Luật Thủ đô: Vấn đề tam nông cũng cần phải có cơ chế đặc thù

Nhìn lại nửa chặng đường triển khai, trong bối cảnh toàn Thành phố phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19, phải tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh, nên tưởng chừng các mục tiêu Chương trình 04 không thể hoàn thành. Song khi kết thúc đại dịch, với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo, của cá nhân đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo và sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, sở, ngành, địa phương có thể nói Chương trình 04 đã đạt nhiều kết quả.

Hiệu quả chính sách “tam nông” từ Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công trình Nhà văn hóa huyện Đông Anh 17/3/2023. (Ảnh: V.Thanh)

Không chỉ nhiều chỉ tiêu, tiêu chí về nông thôn mới hoàn thành vượt kế hoạch, mà chỉ tính riêng năm 2023, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt nông thôn mới và xét lũy kế có 187 xã nông thôn mới nâng cao, 62 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội nói ngắn gọn là cụ thể hóa chính sách tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) của Đảng, trong đó các trụ cột chính là xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục và các chính sách an sinh làm cho đời sống người nông dân ngày càng ấm no, nông thôn giàu đẹp. Với quyết tâm cao nhất của toàn hệ thống chính trị, những ngày chuẩn bị khép lại năm 2023, có thể nói, đi đâu trên khắp các làng quê ngoại thành, chúng ta đều thấy một bộ mặt tươi mới của nông thôn Hà Nội. Từ kết cấu hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hệ thống an sinh xã hội tất cả đều khoác lên mình bộ áo mới.

Ba Vì là một ví dụ điển hình. Là huyện bán sơn địa của thành phố Hà Nội, điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Chương trình 04, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì, đến tháng 9/2023, huyện đã được Chính phủ công nhận nông thôn mới.

Hiệu quả chính sách “tam nông” từ Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội
Một góc làng quê Ba Vì xanh, sạch, đẹp điển hình của Nông thôn mới Thủ đô.

Minh chứng sinh động nhất, thu nhập bình quân toàn huyện năm 2022 đạt 55,6 triệu đồng/người/năm (tăng 43,1 triệu đồng so với năm 2010). Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng và phát triển, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 5,9%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 9,8%/năm. Ba Vì đang phấn đấu trở thành nông thôn mới kiểu mẫu, trục tăng trưởng xanh của Thành phố.

Để chính sách tam nông đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc tiếp tục triển khai chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy xác định những mục tiêu và hướng đi trọng điểm thời gian tới đó là phải tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với dồn điền đổi thửa để tạo ra nhưng cánh đồng mẫu lớn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất; phát triển du lịch - dịch vụ; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với các sản phẩm chủ lực; tiếp tục đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng; "phủ sóng" nước sạch sinh hoạt nông thôn, xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số vào nông nghiệp - nông thôn - nông dân để góp phần xây dựng chính quyền số - xã hội số - kinh tế số…

Cú hích cho “tam nông” của Thủ đô
Việc dồn điền đổi thửa để tạo ra những cánh đồng lớn đưa công nghệ hiện đại vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến... sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 04. (Ảnh: Bảo Thoa)

Dù Chương trình 04 của Thành ủy mới đi được hơn 1/2 quãng đường, nhưng có thể khẳng định, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, về thực hiện chính sách tam nông mà những đổi thay trên mọi lĩnh vực ở nông thôn là câu trả lời khách quan nhất. Đây là cơ sở để Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương và toàn hệ thống chính trị triển khai chính sách tam nông của Thủ đô hiệu quả; xứng đáng là mẫu hình để các địa phương cả nước có thể tham khảo. Đặc biệt, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng thành công Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

L.Hà

Nên xem

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, đồng thời xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 đạt 2 con số.
Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Trong bối cảnh mới, để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở vững vàng về kiến thức nghiệp vụ, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động.
54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

Chiều nay (20/3), Bộ Y tế ban hành và triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, đợt 2 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này.
LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

Ngày 20/3, tại Hội trường nhỏ Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của Cảnh sát giao thông Hà Nội. Bên cạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm, nhất là các hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm...
Giá xăng tăng gần 450 đồng/lít từ 15h ngày 20/3

Giá xăng tăng gần 450 đồng/lít từ 15h ngày 20/3

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 20/3, giá xăng được điều chỉnh tăng đồng loạt, trong đó xăng RON 95 tăng 438 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 414 đồng/lít...

Tin khác

Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông

Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. GS.TS Hoàng Văn Cường (Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã có những trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô xoay quanh Nghị định này.
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
Xem thêm
Phiên bản di động