Hành trình nâng tầm nông sản Việt của các “doanh nông”
Kinh tế 2022-2023: Thời cơ của các mặt hàng nông sản Việt Nam Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt |
Là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nông sản nổi bật như: Lúa gạo, cà phê, vải thiều, thanh long, dừa… các sản phẩm này đóng vai trò như những sản phẩm xương sống của ngành Nông nghiệp hiện nay. Tuy đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhưng về bản chất, các nông sản hiện vẫn còn mang tính đặc trưng của nền nông nghiệp cũ…
Bằng chứng là nhiều năm qua, điệp khúc nông sản “được mùa, mất giá” vẫn thường xuyên diễn ra. Mỗi lần như vậy, các tổ chức từ thiện lại phát động những chiến dịch kêu gọi “giải cứu” với giá rẻ mạt nhằm gỡ gạc phần nào đó cho bà con nông dân. Nhưng đó chỉ là những hành động mang tính “lòng thương”, “nhân đạo” chứ không phải xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Để tồn tại ở nền kinh tế thị trường, việc hỗ trợ như vậy là không bền vững.
Anh Phạm Đình Ngãi (bên phải ngoài cùng) giới thiệu sản phẩm mật hoa dừa tại Hội chợ Thaifex 2023. |
Chính từ những trăn trở đó, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp (doanh nông) đã ra đời. Họ là những người trẻ xuất thân từ những gia đình nông dân, gắn liền với cuộc sống nông thôn và hiểu được những nỗi khổ của nông dân. Để rồi khi trưởng thành họ lại quay về giúp quê hương bằng việc nâng tầm nông sản ở địa phương.
Anh Phạm Đình Ngãi, CEO Sokfarm cho biết, giai đoạn năm 2018, khi nhận thấy dừa ở quê Trà Vinh rớt giá thê thảm, anh và vợ mình là chị Chal Thi đau đáu câu hỏi rằng làm cách nào để gia tăng giá trị cho cây dừa. Sau thời gian nghiên cứu ngành dừa ở Philippines, Thái Lan, Indonesia… anh Ngãi và vợ mình đã thành lập Sokfarm và đưa ra thị trường những sản phẩm mật hoa dừa đầu tiên vào năm 2019. Từ đó đến nay, Sokfarm đã cho ra đời 7 dòng sản phẩm khác nhau từ mật hoa dừa và cũng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, Hà Lan và Đức. Nhờ đó, các sản phẩm từ dừa ngày càng phổ biến hơn và cuộc sống của các nông dân trồng dừa ở quê hương cũng đảm bảo hơn.
Chia sẻ về việc khởi nghiệp nông nghiệp, anh Ngãi cho rằng, những bạn trẻ đang đi theo con đường trở về quê khởi nghiệp nhằm nâng cao giá trị nông sản của quê hương là một cách khởi nghiệp bền vững. Vì điều này vừa phù hợp với xu hướng, nhu cầu người tiêu dùng thế giới vừa giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững hơn, có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế hơn.
Khởi nghiệp với cây chùm ngây ở tình Long An, anh Phạm Ngọc Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Vườn Nhà Mình cho biết, giai đoạn đầu khi khởi nghiệp thì việc tìm kiếm thị trường và khách hàng đối với anh rất khó khăn. Thậm chí, có giai đoạn anh đã muốn bỏ cuộc, nhưng với đam mê làm nông nghiệp sạch và nâng tầm nông sản quê hương mình, anh đã liên tục tham gia nhiều hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm của mình. Đến nay, các sản phẩm chùm ngây đã được khách hàng biết đến và đón nhận trên thị trường.
Là một người có kinh nghiệm trong việc sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamit cho biết, ngày xưa khi nói tới nghề nông người ta cho rằng đó là nghề nghèo nàn vất vả, còn nói đến “doanh nông” thì quá là xa xỉ. Nói “doanh nông” ngày xưa thì không ai có thể nghĩ đến chuyện sang trọng, quý phái. Nhưng ngày nay cách nhìn nhận này đã được đảo chiều.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, doanh nông có nhiều điểm khác với các doanh nhân khởi nghiệp khác. Bởi trên khuôn mặt của các doanh nông trẻ luôn tỏa ra một sự khát vọng mãnh liệt và họ khát khao nâng cao giá trị của quê hương, bản địa của họ. Ngoài ra, họ còn có khả năng thích nghi trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh.
Trong thời gian qua, để hỗ trợ các thanh niên trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chương trình, cuộc thi khởi nghiệp ra đời. Nổi bật là chương trình Khởi nghiệp Xanh do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) sáng lập và vận hành từ năm 2013. Suốt 10 năm qua, chương trình Khởi nghiệp Xanh, đã có khoảng 1.000 chủ dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp cả nước tham gia, trở thành một hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp rộng khắp, năng động và sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm mới từ tài nguyên bản địa, sản vật quê hương.
Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm BSA, phụ trách chương trình Khởi nghiệp Xanh cho biết, chương trình Khởi nghiệp Xanh đã hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp với cả ngàn bạn trẻ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa. Đây chính là lớp doanh nông trẻ tiêu biểu trong cả nước, với đam mê cháy bỏng làm giàu từ nguồn tài nguyên, đặc sản bản địa.
Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu chính ngạch qua các thị trường lớn của Châu Âu, Mỹ và khu vực như: Kim Hằng Yeshue, Ngọc Hương với các loại bột rau, Phạm Đình Ngãi với Mật hoa dừa, Khánh Hà Ohuga với mì, nui… Nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3-5 sao, sản phẩm được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, sản phẩm tiêu biểu nông thôn cấp tỉnh, thành...
“Ngoài việc để các bạn trẻ thường xuyên có không gian bán hàng ở Phiên chợ Xanh – Tử tế vào hai ngày cuối tuần, chúng tôi cũng khuyến khích các dự án tham gia chương trình của các hệ thống siêu thị quốc tế ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ phối hợp với Central Group tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan từ 2017 đến nay, hay đưa hàng vào hệ thống Gigamall, Uniqlo …", bà Vũ Kim Anh nói.
Bà Nguyễn Cẩm Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên cho biết, những gì chương trình Khởi nghiệp Xanh làm được trong 10 năm qua không phải là chỉ tổ chức các cuộc thi, mà còn tạo ra cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm và hoàn thiện doanh nghiệp của mình. Bà Chi cũng cho biết, bên cạnh chuyện khởi nghiệp thì khi mang sản phẩm đưa ra thị trường quốc tế chúng còn có cả sự tự hào.
Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hành trình 10 năm chương trình Khởi nghiệp Xanh đã mang đến hạnh phúc cho các bạn trẻ trên khắp vùng miền cả nước, từ Hà Giang, Tuyên Quang, đến các tỉnh miền Trung, miền Tây… và tạo ra phong trào khởi nghiệp ở nhiều nơi.
"Làm nông nghiệp nghĩa là gieo trồng, gieo trồng ở đây không phải chỉ là trồng cây, gieo trồng đất, mà nó còn là gieo trồng người, gieo trồng tâm hồn, gieo trồng cho tương lai. Hôm nay, chúng ta có những bạn trẻ chập chững bước chân vào con đường khởi nghiệp thì 5-10 năm sau sẽ có những thế hệ doanh nhân cho đất nước”, ông Lê Minh Hoan cho biết.
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất
Doanh nghiệp 28/10/2024 20:45
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024
Doanh nghiệp 25/10/2024 05:36
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên
Doanh nghiệp 19/10/2024 20:37
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp 19/10/2024 15:03
VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế
Doanh nghiệp 17/10/2024 18:25
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Doanh nghiệp 16/10/2024 21:05
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm
Doanh nghiệp 14/10/2024 21:03
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức
Doanh nghiệp 13/10/2024 12:22
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới
Kinh tế 12/10/2024 10:23