Hậu phương vững vàng của những người lính đảo

(LĐTĐ) Có chồng là lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều cô giáo đã chấp nhận hy sinh niềm hạnh phúc riêng, kể cả những cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ở đất liền họ vẫn một lòng hướng về biển đảo với niềm tin yêu son sắt và nguyện là hậu phương vững chắc để “một nửa” yêu thương của mình vững vàng tay súng nơi đầu sóng ngọn gió.
Thư gửi chiến sĩ nơi đảo xa Vui buồn chuyện tăng gia của lính đảo Mùa xuân của lính đảo

Thường xuyên xa chồng

Tôi có dịp được tiếp xúc với những người thân của lính đảo trên địa bàn Hà Nội trong một buổi gặp mặt do Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức. Hôm ấy, quanh những câu chuyện đầy xúc động là hình ảnh những người mẹ, người vợ... đang cố gắng khắc phục khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác.

“Làm vợ lính nhiều thiệt thòi lắm” - cô giáo Nguyễn Thị Vy (Trường Trung học cơ sở Tân Định, quận Hoàng Mai) có chồng là anh Lê Xuân Thanh (đang công tác ở đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa) đã thổ lộ chân tình với tôi như vậy. “Buồn nhưng rồi cũng quen. Dù xa chồng nhưng được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của ông bà, đồng nghiệp ở trường nên tôi cũng cảm thấy bớt đi phần nào khó khăn”- chị Vy tâm sự.

Hậu phương vững vàng của những người lính đảo
3 mẹ con cô giáo Nguyễn Thị Vy luôn là hậu phương vững chắc cho người chồng, người cha là anh Lê Xuân Thanh yên tâm công tác.

Chị Vy kể, khi tìm hiểu nhau để đi đến kết hôn, bản thân chị đã biết anh công tác ở đảo. Như một lẽ tất yếu, anh và chị yêu xa, thấy anh vất vả, ít về thì chị càng yêu anh hơn. Với chị, chỉ đơn giản, yêu nhau nên phải chấp nhận. Từ lúc lấy nhau đến nay đã có 2 người con nhưng thi thoảng anh Lê Xuân Thanh mới có mặt ở nhà. Có những Tết, anh không về. Qua 2 lần sinh, chị càng như thấm nỗi nhọc nhằn khi thiếu vắng người chồng làm nơi nương tựa.

Theo chị Vy, khổ nhất là mỗi khi trái gió trở trời, con ốm đau bởi chị phải một mình chủ động xoay sở, đưa con đi khám. Chị nhớ mãi hình ảnh của chính mình ở Bệnh viện Nhi Trung ương khi bác sĩ gọi vào khám, một tay bế cháu hơn tháng tuổi, tay kia bế cháu 3 tuổi. Có bà nội đi cùng nhưng bà cũng già không giúp được gì nhiều. Khi bác sĩ chỉ định cho con đi chụp phổi, mẹ con dắt díu nhau đi được một lúc quay ra lại không thấy bà nội đâu, phải đi tìm. "Lúc đó, nghĩ tủi thân nước mắt lại lã chã rơi ước giá như mình có chồng ở bên sẽ đỡ vất vả. Qua phút yếu lòng, mình lại tự nhủ, phải thật mạnh mẽ, nén cảm xúc riêng để chồng yên tâm công tác” - chị Vy bộc bạch.

Câu hỏi mà những đứa con hay hỏi chị là sao mẹ lại lấy bộ đội, chị giải thích đó là một điều tự hào bởi bố đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, biển đảo.

Có chồng là anh Chu Văn Thanh (chiến sĩ hải quân công tác 20 năm ngoài biển đảo, hiện đang công tác ở Cam Ranh, Khánh Hòa), cô giáo Lê Thị Ngà (Trường Trung học cơ sở Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) xác định, là vợ lính thì phải luôn mạnh mẽ và can đảm. Tuy vậy, cũng có những lúc chị cảm thấy chạnh lòng.

Chị Ngà chia sẻ, chị không thể quên cảm giác khi chuẩn bị sinh con thì chồng thực hiện nhiệm vụ đi công tác xa một thời gian dài. Ngày anh đi, mắt hai vợ chồng đỏ hoe, chị không nói được câu gì vì sợ sẽ bật khóc. Đến cả tháng trời, chị không giấu nổi cảm xúc mỗi khi có ai đó hỏi thăm. Sinh con rồi nuôi con nhỏ, chị đếm từng ngày, từng ngày con lớn lên. Đó cũng là từng ngày chị đếm đợi anh về. Ông bà nội, ngoại ở xa nên mỗi khi con ốm đau, chị lại một mình lo toan, sắp xếp công việc vẹn toàn. Lần ấy anh đi tận 2 năm, về nhà được ít ngày lại nhận nhiệm vụ mới.

Rồi mắt chị Ngà chợt bừng sáng khi kể về những chuyến hai mẹ con vào thăm bố. Niềm vui của hai mẹ con là sự chờ đợi những chuyến anh Thanh về phép và những cuộc điện thoại vào ngày nghỉ.

Vất vả, khó khăn là thế, nhưng chị Ngà vẫn luôn tự hào vì có người chồng đang giữ trọng trách quan trọng - giữ gìn và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Niềm tự hào ấy đã được chị Ngà ngày ngày truyền cho các thế hệ học sinh để các em thêm yêu quê hương, đất nước.

Hậu phương vững chắc

Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tặng 17 cán bộ giáo viên, nhân viên là vợ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi người một phần quà cùng 3.000.000 đồng. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng tặng 95 em học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi em một phần quà cùng 500.000 đồng.

Những món quà tuy chưa có giá trị lớn về vật chất, song đã thể hiện được tình cảm, trách nhiệm, sự quan tâm của Công đoàn cấp trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tới các cán bộ giáo viên, nhân viên là vợ và các em học sinh là con các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo.

Gặp gỡ người thân của những người lính đảo, chúng tôi đã được kể cho nghe nhiều câu chuyện vô cùng xúc động. Theo đó, dù mới ra công tác hay đã nhiều năm, dù đi một lần hay đã vài lần thì những gia đình có chồng, có cha làm nhiệm vụ nơi biển đảo đều tự hào, luôn là hậu phương vững chắc để các anh yên tâm “chắc tay súng, vững chí bền”.

Chia sẻ sâu hơn về những đóng góp, những nỗi niềm nơi hậu phương của những người lính gìn giữ biển đảo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, những tình cảm, sự quan tâm chia sẻ từ phía hậu phương, từ những người thân nơi quê nhà là nguồn động viên lớn, động lực tiếp lửa cho các chiến sĩ biển, đảo.

“Chúng ta trân trọng và cảm ơn những cô giáo đang công tác trong ngành Giáo dục đã và đang thay chồng nơi đảo xa chăm sóc cha mẹ, con thơ; vừa quán xuyến, đảm đang công việc gia đình vừa nỗ lực phấn đấu đạt những thành tích trong công tác của Ngành, xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Cô giáo - Người mẹ hiền”.” - bà Trần Thị Thu Hà khẳng định.

Thế mới biết, phía sau những người lính rắn rỏi nơi đầu sóng ngọn gió luôn có sự đóng góp âm thầm của những người thân ở hậu phương. Họ chính là động lực để những người lính đảo luôn chắc tay súng. Để rồi, càng trong gian khó, phẩm chất người quân nhân cách mạng càng ngời sáng, tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ người chiến sĩ Hải quân trong lòng nhân dân.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động