Hạn chế ra đường, việc làm nhỏ góp công lớn trong công tác trong công tác chống dịch

(LĐTĐ) Hà Nội đang trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với mục tiêu chặt đứt nguồn lây Covid-19 trong cộng đồng, khoanh vùng, truy vết nhanh nhất để người dân có thể trở lại cuộc sống trong trạng thái bình thường mới.
Phải xử lý thật nghiêm! Đường phố Hà Nội vẫn tấp nập dù đang trong thời gian giãn cách Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là biến thể Delta có sự xâm nhiễm rất mạnh thì những biện pháp vào cuộc này của Hà Nội là cần thiết, thể hiện rõ mục tiêu tối thượng hướng đến là sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Tuy nhiên, câu chuyện đổ xô ra đường trong những ngày giãn cách thể hiện ý thức chưa tốt của một bộ phận người dân trong công cuộc chống dịch chung của Thủ đô.

Hạn chế ra đường, việc làm nhỏ góp công lớn trong công tác trong công tác chống dịch
Người dân ra đường đông, dù là với lý do nào, dù chính đáng hay không chính đáng song thêm một người ra là thêm nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo thống kê của Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 Công an thành phố Hà Nội, từ 11h ngày 19/8 đến 11h ngày 20/8, cơ quan chức năng phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt vi phạm hành chính 803 trường hợp có hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch.

Trong đó, vi phạm không đeo khẩu trang nơi công cộng là 50 trường hợp; cơ sở kinh doanh vi phạm là 3 cơ sở; hành vi vi phạm khác như không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách... là 750 trường hợp.

Đáng chú ý, thực hiện kế hoạch 502/KH-CAHN ngày 17/8/2021 của Công an thành phố Hà Nội, 6 Tổ công tác liên ngành kiểm soát chặt người ra đường không có lý do tại 12 quận nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm… đã tạo hiệu quả kiểm soát và phát hiện nhiều trường hợp ra đường không rõ lý do, tạm giữ nhiều phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Qua kiểm tra, các Tổ công tác liên ngành đã phát hiện xử lý 81 trường hợp vi phạm về phòng dịch. Trong đó vi phạm ra khỏi nhà không có lý do là 34 trường hợp, không có giấy đi đường 46 trường hợp, 1 trường hợp vi phạm khác.

Phải khẳng định, đây là những con số “biết nói” cho thấy ý thức người dân trong phòng, chống dịch vẫn còn thấp. Và vẫn còn một bộ phận các cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong cấp giấy và kiểm soát đi đường. Đây là những mảnh ghép xấu xí, thể hiện ý thức chưa tốt của một bộ phận trong công cuộc chống dịch chung của Thủ đô.

Hệ lụy nhãn tiền là, lực lượng chức năng thường xuyên nhắc nhở, thậm chí xử phạt mạnh tay, nhưng lượng người đổ ra đường mỗi lúc một đông hơn. Thậm chí, có người phải thốt lên rằng, nhìn đường phố đông người qua lại họ không nghĩ là Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.

Trận tuyến chống dịch Covid-19 đang rất căng thẳng, hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn ghi nhận liên tiếp ca mắc mới. Hẳn nhiên, chỉ cần thêm một người ra đường lúc này là thêm một nguy cơ nhiễm bệnh, lây lan dịch ra cộng đồng, kéo theo cả hệ thống phải đi khắc phục hậu quả.

Giãn cách xã hội sẽ gây ra những bí bách khó chịu nhất định cho những người thực hiện và tuân thủ. Song nhìn rộng ra, phương cách này giúp các ngành chức năng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, làm giảm những tổn thất, mất mát, giảm ca nhiễm Covid-19.

Giãn cách xã hội hẳn không ít người sẽ nghĩ rằng mình đơn độc, cô đơn vượt qua những ngày dịch bệnh. Nhưng không, với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ các địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị.

Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa. Đó là những minh chứng cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các ngành chức năng và nhân dân… Cũng từ đây cho thấy quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau của Hà Nội. Cho thấy tinh thần Hà Nội được trui rèn qua những biến thiên thời gian.

Hạn chế ra đường, việc làm nhỏ góp công lớn trong công tác trong công tác chống dịch
Tổ công tác liên ngành Công an Thành phố kiểm soát chặt người ra đường không có lý do.

Biến thể Delta lần này được xem là một trong những biến thể mạnh, nó có thể tấn công bất kỳ ai sơ hở, không phân biệt người có giấy đi đường hay người có lý do chính đáng hay không. Bởi vậy, chỉ cần thêm một người ra đường lúc này là thêm một nguy cơ nhiễm bệnh.

Dịch Covid-19 vẫn đang trào lên những cơn sóng dữ. Ai cũng đang mong từng ngày, từng giờ dịch bệnh sớm được kiểm soát để cuộc sống trở lại trạng thái bình thường. Chính vì thế, tuân thủ “thời gian vàng” giãn cách xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để kiểm soát dịch bệnh.

Hơn lúc nào hết, từng cấp, ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn dân phải nêu cao ý chí, quyết tâm bằng mọi giải pháp duy trì nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng nguyên tắc giãn cách để từng bước khống chế, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh. Hạn chế ra đường, việc làm nhỏ song cũng là trực tiếp nhất góp sức chống dịch.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động