Hà Nội: Tiểu thương, người bán hàng nêu cao tinh thần phòng, chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng trở nên phức tạp, chiều ngày 11/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu tạm dừng các hoạt động nhà hàng bia, quán bia, giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm từ ngày 11/5 đến lúc có quyết định mới của Thành phố.
Việc đóng cửa các khu chợ tạm đã gây không ít khó khăn cho cuộc sống của tiểu thương tại các khu chợ này. Tuy nhiên tiểu thương và người dân ở nhiều khu chợ tạm vẫn chấp hành tốt yêu cầu của Thành phố, tất cả vì công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, khu chợ tạm 7,2ha Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) được yêu cầu đóng cửa. |
Ghi nhận của phóng viên trong những ngày qua, tại nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố, các lực lượng chức năng đã ra quân tuyên truyền, nhắc nhở các hộ kinh doanh theo đúng quy định.
Sáng ngày 16/5, ghi nhận tại khu chợ tạm 7,2ha Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), các tiểu thương đều đồng thuận chấp hành lệnh tạm đình chỉ hoạt động. Theo đó, các quầy hàng từ dãy nhà A cho đến dãy nhà K đều nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Thành phố.
Những gian hàng chợ tạm được chăng dây, dán thông báo cấm họp chợ. |
Sau khi có thông báo của chính quyền địa phương, các kiot không thuộc khuôn viên của chợ tạm thì vẫn diễn ra các hoạt động buôn bán. Tuy nhiên, các chủ kiot này vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc phòng, chống dịch.
Nước sát khuẩn, khẩu trang là vật dụng không thể thiếu ở mỗi cửa hàng và người dân. Khách mua hàng và giao dịch đều đứng xa cách 2m và ngoài hàng rào, sau khi hàng hóa được chuẩn bị xong thì được chủ cửa hàng mang ra cho khách.
Bà Đinh Thị Hằng (Tiểu thương buôn bán mặt hàng đậu phụ tại chợ tạm 7,2ha Vĩnh Phúc) cho biết: "Việc cấm buôn bán chợ diễn ra cách đây đã mấy ngày. Lúc nghe Ban Quản lý và phường thông báo tôi và gia đình rất hoang mang. Tuy gia đình tôi không thuộc khuôn viên cấm bán của chợ nhưng tôi vẫn tuân thủ quy trình 5K, vẫn mang khẩu trang khi buôn bán, luôn sát trùng không gian xung quanh và đặc biệt là cách xa 2m trong quá trình mua bán".
Gian hàng đậu phụ của Bà Đinh Thị Hằng cũng vắng khách hơn hẳn so với trước khi có dịch. |
Nhằm đảm bảo dãn cách, các khách hàng đến mua đậu đều đứng ngoài khu vực rào chắn. Tiền thanh toán được cho gọn vào trong hộp sơn để ngay trước cửa hàng. |
"Mỗi tháng phải chi hơn 10 triệu đồng để thuê kiot, nay dịch Covid lượng khách mua giảm. Tuy việc kinh doanh bị ảnh hưởng nhưng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ chủ trương chống dịch của Thành phố và mong sớm kiểm soát dịch để chợ hoạt động bình thường" - bà Đinh Thị Hằng bày tỏ.
Nước khử khuẩn được chuẩn bị sẵng trước kiot bán hàng. |
Các khách hàng đến mua tại cửa hàng bà Hằng bắt buộc đứng ngoài hàng rào cách ly 2m. Tiền được để vào thùng bên cạnh và hàng hóa sẽ được mang ra cạnh đấy. |
Nhằm đảm bảo người dân thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch, lực lượng chức năng cũng đã luôn có mặt tại khuôn viên chợ, kịp thời nhắc nhở khi cần thiết và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra.
Lực lượng chức năng của Phường Vĩnh phúc thường xuyên tuần tra, nhắc nhở các tiểu thương tuyệt đối tuân thủ đúng quy định trong phòng, chống dịch. |
Việc chợ đóng cửa ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống mưu sinh hàng ngày của tiểu thương và gia đình. Nhiều người trông cậy vào cả sạp hàng để sống qua ngày, giờ đóng cửa đấy là một vấn đề nan giải. Theo ghi nhận từ một số ý kiến của tiểu thương, ngoài việc lo toan kinh phí cho cuộc sống hàng ngày, họ còn phải suy nghĩ đến việc tiền đất hàng tháng để duy trì kiot.
"Dù dịch nhưng thuế đất vẫn phải đóng, đấy thật sự là nổi lo lắng và trăn trở của tiểu thương ở đây. Bà con mong muốn hỗ trợ tiền thuế đất và nhanh chóng cho hoạt động trở lại kinh doanh buôn bán bình thường" - bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ sạp buôn bán dưa cà trong khuôn viên buộc phải ngưng bán của chợ tạm 7,2ha Vĩnh Phúc) cho hay.
Không chỉ chợ cóc, chợ tạm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mà ngay cả những chợ dân sinh cũng bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Cảnh buôn bán thưa thớt không còn tấp nập như trước đây. Chợ Cống Vị (phường Cống vị, quận Ba Đình) cũng không nằm ngoài hoàn cảnh này.
Tấm bản pano đặt ngay trước cổng nhắc nhở người dân về việc giữ an toàn trong mùa dịch |
Cảnh buôn bán vắng vẻ của khu chợ, khác hẳn vẻ nhộn nhịp ngày thường |
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Đối với bà con tiểu thương kinh doanh tại các chợ, không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập, đời sống mà còn ảnh hưởng tới thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Chính vì vây, vấn đề cấp bách hiện tại là đưa ra phương án giải quyết ổn thỏa nhằm xử lý tốt vấn đề thu nhập và đời sống của người dân.
Tại các khu chợ, cả người mua lẫn người bán đều đã có ý thức hơn trong phòng dịch. |
Thiết nghĩ có thể để các chợ tạm vẫn được hoạt động nhưng cần đảm bảo 5K, thực hiện kí cam kết không vi phạm; đồng thời luôn sát khuẩn khi vào ra chợ, mang khẩu trang và tuyệt đối không được tiếp xúc gần với khách hàng. Nếu tiểu thương nào cam kết tốt và thực hiện đúng thì được phép kinh doanh, còn ngược lại thì bị cấm buôn bán đến khi có thông báo mới.
Cùng đó, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, thì việc giảm thuế đất cho các hộ kinh doanh tại đây cũng là phương pháp giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được việc phòng, chống dịch Covid-19 nhưng cũng đồng thời giảm tải bớt chuyện "cơm áo gạo tiền" cho người dân. Từ đấy, có thể an tâm trong công tác phòng chống dịch cũng như cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26