Những "cuộc chiến" xuyên đêm ở nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiều nhất cả nước
Một đêm nhiều “kỷ lục” buồn
Đêm rạng ngày 15/5 là một đêm đáng nhớ với bác sĩ Nguyễn Văn Phúc (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh). Anh cùng các đồng nghiệp thức trắng để cấp cứu cho 5 bệnh nhân Covid-19 nặng mới vào, trong số đó có một bệnh nhân có diễn biến nguy kịch. Đối với bác sĩ Phúc, đó là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn.
Các bác sĩ ở Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đêm rạng ngày 15/5 (Ảnh: BV cung cấp) |
Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0 giờ để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả ngược xuôi chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) cho 1 ca Covid-19 nguy kịch…
Chia sẻ về đợt dịch lần thứ 4 này, bác sĩ Phúc cho biết: Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở Đông Anh song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính nên công việc của bác sĩ, điều dưỡng vất vả bội phần. Hơn nữa, đợt dịch lần này quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật.
“Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
F1 phải vẫn tham gia chống dịch
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 nhất cả nước. Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, đến trưa 15/5, có 318 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại cơ sở Đông Anh.
Suốt hơn 1 năm qua, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tục làm nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: BV cung cấp) |
Trong các bệnh nhân đang điều trị bệnh, trường hợp chạy ECMO là ca bệnh có nhiều thách thức. Ví dụ, tại bệnh viện đang điều trị 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 4/5, từ ngày 5/5 đến nay phải can thiệp ECMO, lọc máu. Bệnh nhân cũng có bệnh nền phức tạp, suy thận giai đoạn cuối đang chạy thận chu kỳ, suy tim độ IV, tăng huyết áp, đái tháo đường, sốt kéo dài - viêm hạch. Trước khi phát hiện mắc Covid-19, bệnh nhân từng có 1,5 tháng điều trị tại Bệnh viện Việt Đức…
Với mật độ bệnh nhân đông và mỗi ngày một gia tăng như vậy, chưa kể các bệnh nhân thường không mắc Covid-19 do bệnh viện bị cách ly nên chưa thể xuất viện, mong muốn của bệnh viện là chuyển những bệnh nhân thường, không mắc Covid-19 và đã có kết quả xét nghiệm từ 2-3 lần âm tính sang các cơ sở y tế khác để tránh lây nhiễm và cũng phù hợp với mong muốn của người bệnh.
“16 tháng nay chúng tôi đã liên tục làm nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Các bác sĩ không ngại khó, không ngại khổ, chỉ thương bệnh nhân, nhất là bệnh nhân điều trị tích cực đã âm tính 2-3 lần. Cả bệnh viện và bệnh nhân đều mong muốn "giải phóng" bớt bệnh nhân thường, bệnh nhân nặng không mắc Covid-19 để nhận bệnh nhân Covid-19 mới”, tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho biết.
Ngoài ra, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng thông tin, hiện nay, các bệnh viện ở địa phương xung quanh Hà Nội vẫn chuyển bệnh nhân Covid-19 về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện không thể không nhận.
Được biết, sau khi phát hiện có bác sĩ nhiễm SARS-CoV-2, toàn thể thầy thuốc ở đây đều trở thành F1. Nhưng với lượng bệnh nhân đông, ngoài những cán bộ y tế dương tính phải điều trị bệnh, còn lại các F1 là thầy thuốc vẫn phải tham gia phòng, chống dịch theo các cách khác nhau. Tại bệnh viện, có một bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 bị vỡ lách, các bác sĩ ở đây đã mổ cấp cứu ngay. Các trường hợp thai sản được các tuyến chuyển trong đêm, bệnh viện vẫn mổ, các bác sĩ cũng không nề hà gì.
Có thể thấy, trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hi sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời nhưng vượt qua tất cả, những chiến sĩ áo trắng vẫn đang ngày đêm miệt mài, kiên trì, bản lĩnh để vượt qua tất cả khó khăn đang đè nặng trên vai...
Thời điểm này, hàng chục nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải tạm gác lại niềm hạnh phúc riêng tư để thực hiện sứ mệnh cao cả chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Thậm chí, có những câu chuyện khiến người ta rơi nước mắt. Bởi có những gia đình 2 vợ chồng đều đang chống dịch tại bệnh viện, mẹ mất nhưng không về lo đám tang cho bà được. Còn 2 đứa con được bố mẹ gửi bà ngoại trông để đi chống dịch, giờ bố mẹ vẫn chưa về, bà thì không còn nữa... |
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15