Hà Nội chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch theo cấp độ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kêu gọi người dân ở tại nhà Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Nghiên cứu, rà soát tổng thể trong từng lĩnh vực Khẳng định vai trò "trái tim của cả nước" |
Sáng 24/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì cuộc họp thông tin tới các cơ quan báo chí về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố.
Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng; lãnh đạo các sở: Y tế, Công thương, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông, Công an Thành phố…
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận cuộc họp. |
Kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19
Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở đã báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ của đơn vị mình, nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, sau khi Hà Nội ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn Thành phố.
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến 7 giờ sáng 24/7, Hà Nội có 9 ca F1 thành F0 trên địa bàn. Hiện Thành phố đang điều trị cho 379 bệnh nằm tại 4 bệnh viện. Trong những ngày qua, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát hiện 50 - 60 trường hợp nhiễm Covid-19. Dự báo, trong những tới có thể tăng tiếp do một số trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng, không có triệu chứng. Ngoài ra, do chủng Detal có tốc lây lan nhanh nên thời gian tới khả năng dịch lây lan nhanh.
Theo ông Hưng, Sở Y tế đang xây dựng kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn. Để đảm bảo kịch bản chi tiết đi vào thực tế, trong đó đã chuẩn bị và sẽ kích hoạt 4 tầng điều trị. Cụ thể, tầng 1 gồm các bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và sẽ kích hoạt bệnh viện dã chiến thu dung điều trị. Tầng 2, bệnh nhân có triệu chứng trung bình, bệnh nền thì sẽ kích hoạt bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để điều trị. Tầng 3 (bao gồm cả tầng 3 và 4), trong đó, 5% bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong cao thì kích hoạt bệnh viện Đa khoa Đức Giang làm bệnh viện tuyến cuối để đáp ứng việc điều trị.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng thông tin tại cuộc họp. |
"Ngoài ra, hệ thống Y tế Thủ đô đang thực hiện quy chế phối hợp tận dụng tuyến y tế ngoài công lập, Trung ương, các bộ, ngành và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn. Qua kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, Y tế Hà Nội xác định, việc phân luồng bệnh nhân vô cùng quan trọng để có cách điều trị các bệnh nhân", ông Hưng nói.
Liên quan đến công tác tiêm vắc xin, ông Hưng cho hay, đến ngày 23/7, Hà Nội đã tiêm 211.000 mũi vaccine và kế hoạch tiêm triển khai với chỉ tiêu cao nhất 100 - 200.000 mũi 1/ngày; bố trí 1000 - 2000 dây truyền tiêm tại các xã, phường, thị trấn đối với các bệnh nhân có nguy cơ. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, có kế hoạch tiêm tại bệnh viên nơi có đủ trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu nếu có biến chứng xảy ra. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Thủ đô.
Hà Nội sẽ kích hoạt 4 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19. (Ảnh minh họa: Hữu Duyên) |
Đảm bảo nguồn cung phục vụ nhân dân trong mọi tình huống
Về tình hình cung ứng hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội một lần nữa khẳng định, các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đã tăng mức dự trữ lên từ 3 - 5 lần và làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhân dân trong mọi tình huống.
Bà Phương Lan cho biết, Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Theo đó, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, Thành phố khoảng 21.500 tỷ đồng.
"Ngành Công thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…Căn cứ theo mức độ lây lan của dịch đã xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo cấp độ như sau: Cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc là 1048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc là 5359,05 tỷ đồng", bà Lan nói.
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định hàng hóa trên đã tăng mức dự trữ lên từ 3 - 5 lần. |
Theo bà Trần Thị Phương Lan, trên địa bàn Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
"Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận huyện đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn", Quyền Giám đốc Sở Công thương khẳng định.
Tuy nhiên, theo bà Lan, do tình hình dịch bệnh nên doanh nghiệp bán lẻ gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, Sở Công thương đã đề xuất Thành phố chấp thuận cho phép 132 xe ô tô, xe sitec của 20 doanh nghiệp được hoạt động 24/7 cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu nhân dân, bình ổn thị trường và công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tiếp tục trình Thành phố cho phép thống nhất phương án chấp thuận cho xe các tỉnh, thành phố và xe của doanh nghiệp lưu thông 24/7 ngày phục vụ vận chuyển hàng hóa phòng chống dịch.
"Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện cho 495 xe ô tô chở hàng hóa, nông sản, nguyên vật liệu tỉnh Bắc Giang (đã bảo đảm các quy định phòng chống dịch về người, phương tiện, hàng hóa) được phép lưu thông trên địa bàn Hà Nội, qua các chốt, trạm kiểm dịch theo quy định để kịp thời cung cấp hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh", bà Lan cam kết.
Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu. |
Đối với việc lưu thông liên tỉnh, Bộ Giao thông vận tải đã có giấy phép luồng xanh, những doanh nghiệp nào cần cấp luồng xanh gửi ngay về Sở để Sở gửi Bộ làm cơ sở cấp luồng xanh cho hệ thông phân phối đi liên tỉnh nhanh nhất. "Để chung tay phòng chống dịch Covid-19, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của chính người dân, thực hiện nghiêm quy định 5K và không đầu cơ tích trữ hàng hóa gây khan hiếm cục bộ trong thời điểm dịch bệnh", bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Phân luồng giao thông hiệu quả, để vận tải thông suốt
Tại cuộc họp, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải lưu thông, vận hành thông suốt khi ra vào, đi qua Thành phố.
Ông Viện cho hay, thực hiện Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức việc hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội và xác định 3 đối tượng ưu tiên được đi lại. Cụ thể gồm xe chở hàng hóa trên luồng xanh quốc gia; xe chở hàng hoạt thiết yếu, phục vụ đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng được phép hoạt động, xe công vụ của các cơ quan đơn vị; các loại phương tiện vận chuyển hành khách được cấp phép lưu thông theo quy định.
"Chúng tôi cũng đang phối hợp với Công an Thành phố duy trì 22 chốt trực và sắp tới sẽ bố trí thêm 30 chốt trực trong Thành phố, 26 chốt tại quận, huyện để kiểm soát các hoạt động phòng chống dịch", ông Viện nói.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải lưu thông. |
Về phương án giảm ùn tắc tại các chốt có lưu lượng giao thông lớn như Pháp Vân - Cầu Giẽ, Sở Giao thông vận tải đã thống nhất Công an Thành phố bố trí chốt trực nhiều tầng lớp để đảm bảo giãn cách giao thông và để kiểm soát 100% phương tiện ra vào và không gây ùn tắc.
"Đối với việc vận chuyển hàng hóa theo luồng xanh quốc gia, Sở đang thực hiện cấp online với các doanh nghiệp đăng ký và tổng thời gian từ lúc đăng ký tới lúc thông qua không quá 4 phút. Sau khi được, các doanh nghiệp, đơn vị có thể dán trên xe để lưu thông", ông Viện thông tin.
Liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá thông qua các app công nghệ, shiper, ông Vũ Văn Viện cho biết, với tinh thần chống dịch như chống giặc, để bảo đảm an toàn, Sở Giao thông vận tải thống nhất sẽ dừng các hoạt động vận chuyển này. "Do hiện nay một số hãng công nghệ chưa hiểu rõ nên ngay sau hội nghị, chúng tôi sẽ có văn bản chính thức để gửi đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối để đảm bảo công tác phòng chống dịch được thực hiện tốt nhất", ông Viện cho biết.
Cần sự đồng thuận, đồng sức từ nhân dân
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, khi quyết định ban hành Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, Hà Nội đã tham khảo rất kỹ ý kiến của các chuyên gia, cơ quan trung ương và đánh giá thận trọng thực tiễn tình hình dịch bệnh.
Hà Nội sẽ bố trí thêm 30 chốt trực trong Thành phố, 26 chốt tại quận, huyện. |
"Do diễn biến dịch bệnh trên địa bàn Thành phố phức tạp, có nhiều F0 mất dấu, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao. Với tính chất là Thủ đô, Hà Nội không bảo đảm được công tác phòng, chống dịch tốt sẽ có tác động rất lớn đối với cả nước. Đặc biệt, tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ tuần trước, cũng chỉ đạo Hà Nội phải bảo đảm được thành quả chống dịch. Do đó, Hà Nội đã quyết định giãn cách xã hội toàn Thành phố", ông Phong nói.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Phong, thời gian qua, Hà nội đã áp dụng các biện pháp đồng bộ, cùng với sự chung tay của báo chí, doanh nghiệp, người dân, cho nên cơ bản Thành phố đã đạt được những hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19. Thực tế, mặc dù Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng nhưng đã áp dụng một số biện pháp mạnh hơn. Các địa phương đã tổ chức diễn tập và cũng có sự đồng tình ủng hộ của người dân…
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Y tế Thủ đô đảm bảo được công tác phòng, chống dịch; từ điều trị, chữa trị; tiêm chủng trong các tình huống. Kể cả nhân lực, vật lực,... "Bởi với vai trò là Thủ đô, chúng tôi không chỉ có hệ thống y tế của Thành phố, mà còn hệ thống y tế của Trung ương, các bộ ngành trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân, sẵn sàng tham gia", ông Phong nói và khuyến cáo, người dân yên tâm, từ kinh nghiệm của đợt dịch năm 2020 và rút kinh nghiệm của các địa phương, Hà Nội đã chuẩn bị tốt các nguồn hàng; tính toán kế hoạch lưu thông, phân phối các nguồn hàng đó; đảm bảo kiểm tra giám sát để cung cấp hàng hóa bình ổn giá… đảm bảo không chỉ cung cấp cho 15 ngày mà còn đảm bảo cho thời gian dài hơn nữa.
Quang cảnh cuộc họp. |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ, khi thực hiện giãn cách xã hội, ít nhiều có tác động đến đời sống của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,.... đặc biệt là các nhóm yếu thế, hộ nghèo… Do đó, Thành phố đã có kế hoạch cụ thể; từng xã, từng phường, thậm chí từng thôn đều có phương án cụ thể, để có thêm các chính sách, ngoài các chính sách của trung ương đang hỗ trợ, để hỗ trợ nhân dân khó khăn do dịch Covid-19.
Trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", lấy sức khỏe và tính mạng của người dân là mục tiêu số 1, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong có sự vào cuộc của nhân dân, bởi sự đồng thuận, ủng hộ của người dân mang tính quyết định. Trước hết là nghiêm túc chấp hành những nội dung trong Chỉ thị của Thành phố vừa ban hành. "Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, thủ trưởng cơ quan, địa phương chịu trách nhiệm công tác chống dịch trên địa bàn, đơn vị mình. Thành phố sẽ có đôn đốc, nhắc nhở, khen thưởng, đồng thời xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm", ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Tin mới 05/11/2024 20:56
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Hoạt động 05/11/2024 19:34
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 17:05
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Thủ đô 05/11/2024 16:23
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41