Gỡ ùn tắc khi thông xe Vành đai 2 trên cao
Ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở GTVT Hà Nội tham mưu cho Thành phố đưa dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở vào hoạt động.
Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông Thủ đô nói chung và khu vực nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông nên dễ dẫn đến cảnh thông chỗ này, tắc chỗ kia. Lấy ví dụ, hiện trục đường Láng đã có dấu hiệu vượt tải lớn, nên khi thông xe đường Vành đai 2 sẽ dễ dẫn đến cảnh ùn tắc.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, Sở đang nghiên cứu phương án tổ chức giao thông và tìm phương án tối ưu nhất; xem xét tổ chức lại giao thông theo trục đường Trường Chinh, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tây Sơn, Nguyễn Trãi...
Hạ tầng Vành đai 2 trên cao đã cơ bản hoàn thiện và kết nối thông toàn tuyến. |
Được biết, đầu tháng 11/2020, khi Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được thông xe đã đem đến nhiều kỳ vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ùn ứ kinh niên trên tuyến đường này.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, tình trạng ùn ứ tại các điểm lên xuống đầu Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở đã khiến nhiều người tham gia giao thông bức xúc. Để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tại nút giao Ngã Tư Sở, Hà Nội đã điều chỉnh phân luồng giao thông tại nút giao này. Việc điều chỉnh linh hoạt phần nào làm giảm áp lực giao thông tại nút Ngã Tư Sở, nhưng lại khiến tình trạng ùn tắc tại đường Láng, Tây Sơn diễn biến phức tạp.
Trở lại việc thông xe toàn tuyến đường Vành đai 2 trên cao tới đây, quanh các nút giao này hiện tập trung nhiều khu đô thị, khu dân cư đông đúc như Khương Trung, Trung Liệt, Royal City… nhưng lại thiếu những trục hướng tâm thay thế cho tuyến Nguyễn Trãi - Tây Sơn. Bởi vậy, dù được điều chỉnh tổ chức giao thông song áp lực giao thông trên tuyến vẫn rất lớn. Đó là chưa kể, theo đúng kế hoạch, tháng 9/2023, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 tiếp tục được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện sẽ gia tăng đáng kể trên chính tuyến Vành đai này.
Áp lực giao thông tại các điểm lên xuống đầu Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. |
Theo ông Nguyễn Phi Thường, Hà Nội có 35 điểm ùn tắc. Trong năm 2022 ngành Giao thông Thủ đô đã giải quyết được 8 điểm nhưng lại phát sinh thêm 10 điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân được xác định là do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đang gia tăng nhanh, hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tăng cường quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè, quản lý phương tiện giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông.
Tiếp tục tăng cường xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng kịp thời, kiên quyết; xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh, dịch vụ, để xe ô tô, xe máy lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố và các thị trấn, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Có giải pháp khắc phục tình trạng quá tải giao thông trên các tuyến đường vành đai, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm, nhất là hoàn thành đưa vào vận hành thương mại đoạn trên cao Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và các dự án trọng điểm để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị tăng khả năng kết giao thông, tỷ lệ diện tích đất giao thông/đất đô thị.
Ùn tắc giao thông vẫn là một trong những vấn đề nan giải của Thủ đô. |
Đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thuộc trách nhiệm của Sở GTVT Hà Nội. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 30/11/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 16/CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố; tăng cường công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56