KỶ NIỆM 132 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2022)

Giữ vững tư cách người cách mạng

“Tư cách một người cách mệnh” là bài giảng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện chính trị và được in ngay trang đầu cuốn “Đường Kách mệnh”. Ba yêu cầu đối với tự mình, với người, với việc mà tác giả nêu trong bài thể hiện khái quát nhất về đức và tài ở một người cán bộ, sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều và có nội dung toàn diện hơn. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người lại dặn: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh Thực hiện tốt việc học tập và làm theo Bác
Giữ vững tư cách người cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Muốn làm cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, điều quyết định là phải có một đảng cách mạng và những người cách mạng thật sự, vừa có năng lực cách mạng, vừa có đạo đức cách mạng. “Tự mình phải: Cần kiệm... Cả quyết sửa lỗi mình... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm... Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 280-281). Đó là tư cách, là đức và tài của người cán bộ.

Có tài không có đức, có hại cho nước

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức và tài là hai nhân tố quan trọng hàng đầu làm nên tư cách người cán bộ, trong đó đức là gốc; không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết; có lòng yêu nước, yêu đồng bào; không tham danh vị, không tham tiền, không tham sắc; biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng; nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin; phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều; có lòng dũng cảm trong công việc,...

Tài ở người cán bộ là trình độ chuyên môn, là năng lực công tác; không chỉ am hiểu những vấn đề của cuộc sống, dự đoán được xu thế của nó mà còn có khả năng quy tụ, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp, vấn đề mới nảy sinh trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chuyên môn của mình.

Trong mối quan hệ giữa đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đức là gốc, nhưng bao giờ cũng đặt tài đi liền với đức và chính Người là hiện thân của nghệ thuật dùng nhân tài. “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài, như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” (Sách đã dẫn, tập 10, tr.345,346). Như vậy là tài ở trong đức và sẽ được trọng dụng khi có đức; đức chỉ có ý nghĩa khi có tài. Đức và tài là sự hội tụ làm một trong nhân cách mỗi cán bộ.

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống” (Sách đã dẫn, tập 11, tr.612) mà do đấu tranh, rèn luyện hàng ngày mới có. Với quan niệm như vậy, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người chỉ ra những việc phải hết sức làm khi có lợi cho dân, những việc phải hết sức tránh nếu làm hại đến dân.

Trong công tác cán bộ, Người có cách nhìn toàn diện, nhân văn đồng thời sớm cảnh báo những điều dễ làm cán bộ suy thoái, biến chất. Chỉ sau hơn một tháng, Cách mạng giành chính quyền, Người đã có Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, chỉ rõ những lầm lỗi rất nặng mà cán bộ thường phạm phải, như: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân… Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra?… Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài…” (Sách đã dẫn, tập 4, tr.65).

Thật buồn, những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo đã hơn 70 năm, nhưng hiện nay vẫn không ít cán bộ vướng phải, nhất là tình trạng làm trái, tham nhũng, tiêu cực làm hại nước, hại dân và hại chính mình. Đọc những lời căn dặn ấy càng thấy chúng ta còn mắc nợ Người nhiều lắm.

Đưa việc làm theo Bác thành nhu cầu tự thân mỗi người

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại Lễ truy điệu Người, Ban Chấp hành Trung ương đã nguyện thề: “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người,… xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ Tịch”. Gần đây là ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị có Kết luận số 01, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là công việc không chỉ thể hiện lòng biết ơn công lao trời biển của Người mà còn là trách nhiệm của chúng ta, trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên đối với dân, với nước.

Tuy có những kết quả chuyển biến đáng kể trong học và làm theo Bác, nhưng việc rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân như Người mong muốn thì còn nhiều điều phải làm. Thật đau xót, không ít cán bộ, có cả cán bộ cấp cao, cả tướng lĩnh mới hôm qua còn rực rỡ ánh hào quang, nhưng hôm sau đã bị cơ quan chức năng phát hiện phạm tội, thậm chí tội nghiêm trọng phải chịu án chồng án.

Chưa bao giờ cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo quyết liệt như những năm gần đây. Thế nhưng vẫn không ít cán bộ tham chức, tham tiền, tham quyền, tham danh lợi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người cán bộ, đến uy tín của Đảng, Nhà nước...

Điển hình là những sai phạm nghiêm trọng trong đợt phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Cả nước phải gồng mình chống dịch như chống giặc. Đảng, Nhà nước dồn tổng lực cùng toàn dân chống dịch. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng ấy, nhiều cán bộ vẫn cố tình nâng giá kit xét nghiệm để nhận hàng tỷ đồng từ Công ty Việt Á. Giữa lúc Nhà nước tìm mọi cách đưa bà con từ vùng nóng đại dịch về nước thì không ít cán bộ đã lợi dụng chính sách ấy để kiếm chác. Thử hỏi còn đâu là tư cách người cán bộ cách mạng!

Học tập, làm theo Bác là việc làm thường xuyên, suốt đời, mọi lúc, mọi nơi. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải thường xuyên soi lại mình, sửa mình để từng bước hoàn thiện hơn, có như thế mới nêu gương được cho cấp dưới.

Các cấp ủy cần có nhiều đổi mới trong công tác cán bộ, nhất là việc đánh giá phải công tâm, minh bạch như lời Bác dặn, coi trọng cả đức và tài nhưng phải lấy đức làm gốc; có cơ chế rõ ràng để không ai lợi dụng được thân quen mà chạy chức, chạy quyền; tạo môi trường làm việc dân chủ thật sự cho ai có tài năng thì được cống hiến; ai tài năng, đức độ hạn chế thì phải nhường cho người hơn mình. Thiết nghĩ đó là một trong những động lực để cán bộ tự hoàn thiện mình hơn, để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nhu cầu tự thân, để giữ vững tư cách của một người cách mạng.

Theo Bắc Văn/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/giu-vung-tu-cach-nguoi-cach-mang-697793/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động