Giữ hồn lễ hội truyền thống
Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa |
Tỏa sáng văn hóa truyền thống
Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn, với trên 1.000 lễ hội, trong đó lễ hội truyền thống chiếm số lượng lớn. Trải khắp các quận, huyện nội, ngoại thành, trẩy hội ngày xuân cũng chính là được thêm một lần đến với những địa danh, di tích, tìm hiểu về lịch sử vùng đất, người có công đã ghi dấu nơi đây.
Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Ảnh: Đ.Luyện |
Đến hẹn lại lên, hằng năm vào ngày 10/2 âm lịch, hàng vạn người dân Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng du khách thập phương lại trở về đình làng để dự lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức Đức Thánh Uy Đô Linh Lang Đại Vương cùng 2 em của Ngài là Vương Duy Đại Vương và Vương Ba Đại Vương. Hội đình Yên Phụ bắt đầu bằng phần lễ với nghi thức tế trang nghiêm của các bô lão.
Sau nghi thức tế lễ là màn biểu diễn múa lân, rồng của các thanh niên trong làng. Tiếp theo là màn rước kiệu do các thanh niên cường tráng, mặc trang phục truyền thống, đai đỏ, đai xanh rước, theo sau là đoàn múa sinh tiền, các vị chức sắc, bô lão và nhân dân cùng hưởng ứng. Múa Rồng và các kiệu thánh được rước dọc phố Yên Phụ, qua đường Thanh Niên tới chùa Trấn Quốc để thỉnh nước về tắm tượng, theo lệ cũ, lễ rước được tổ chức ba năm một lần.
Trong tiết trời Xuân, từng dòng người với khăn áo chỉnh tề đổ về đình làng cùng nhau đội mâm cúng dâng hương, hoa, hành lễ với mong muốn cầu sức khỏe, tài lộc cho gia đình. Phấn khởi cùng con cháu dâng lễ cúng thánh tại lễ hội truyền thống đình Yên Phụ, bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Năm nào tôi và các con, cháu cũng tham gia lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội đình Yên Phụ ngày càng hoành tráng, quy mô hơn với phần lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn so với nhiều năm trước”.
Nét đặc sắc của các lễ hội không chỉ ở phần lễ mà phần hội cũng luôn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. Một trong những lễ hội nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách hàng năm là lễ hội làng Triều Khúc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
Một trong những nét đặc sắc của lễ hội là điệu múa “Cái đĩ đánh bồng” có nguồn gốc từ truyền thuyết về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng sau khi thắng giặc Đường ở thành Tống Bình (làng Triều Khúc), ông chọn nơi đây làm đại bản doanh để quân nghỉ ngơi, dưỡng sức và tập luyện. Trong quân ngũ không có phụ nữ nên một số binh lính giả trai thành gái để múa nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ. Điệu múa ra đời từ đó và có truyền thống hơn 12 thế kỷ.
Ngày nay vào mỗi dịp hội làng Triều Khúc đều không thể thiếu điệu múa bồng, điệu múa đã trở thành một tiết mục diễn xướng trong những hình thức nghệ thuật dân gian được lưu truyền và có những bản sắc riêng. Cái hay, cái lạ của múa trống bồng là trai giả gái để múa. Khi hóa trang, các chàng trai phải mặc váy đụp, chít khăn mỏ quạ, tô son, điểm phấn như phụ nữ. Các động tác mềm mại, cánh tay vừa đánh trống, vừa phải múa rất dẻo. Khi lễ rước kiệu bắt đầu, đội múa bồng mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng.
Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống “bung bung” vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, mắt lúc nào cũng phải liếc ngang, liếc dọc, ve vãn những thanh niên rước kiệu. Với những nét đặc sắc riêng đó, lễ hội đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Gìn giữ nét đẹp của lễ hội trong sự thích ứng
Lễ hội đều được hình thành trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Lễ hội chính là sự thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của con, cháu đối với công lao của các bậc tiền nhân. Do vậy, lễ hội được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Trải qua thời gian, các lễ hội có những sự thay đổi để thích ứng, phù hợp với thời đại dựa trên sự lưu giữ, bảo tồn những nét đẹp cổ truyền. Đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ) gắn liền với Hội thề Trung hiếu là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Xưa kia, Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là một trong những lễ hội lớn và quan trọng của Triều đại Lý, kể từ năm 1028, khi Vua Lý Thái Tông cho dựng đàn thề, khởi xướng lễ thề với mục đích răn dạy các quần thần, tướng sĩ và con dân trong thiên hạ.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ vẫn được giữ nguyên giá trị, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức của con người. Ngày nay, cứ tới ngày mùng 4 tháng Tư âm lịch hằng năm, chính quyền và nhân dân làng Đông Xã, phường Bưởi lại nô nức mở hội. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bưởi mà còn có đông đảo bà con các vùng khác. Chia sẻ tại tọa đàm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết, trải qua thời gian, Hội thề Trung hiếu vẫn mang tính thời sự, việc phục hồi, bảo vệ lễ hội là bảo vệ tính thời sự của nó.
Trải qua thời gian, hình thức tổ chức lễ hội có sự thay đổi nhưng lễ hội đền Đồng Cổ vẫn là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội, triệt để khai thác sức mạnh niềm tin và sự đồng thuận của triều đình và toàn xã hội.
Hội thề Trung hiếu thực sự là một Hội thề non nước, một đại lễ hội của kinh thành Thăng Long, không chỉ đời Lý và các đời Trần, Lê mà cho đến ngày nay cũng vẫn được duy trì và tiếp nối. Nét đặc sắc của Hội thề Trung hiếu chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng, vì sự trường tồn của triều đình và đất nước. Năm 2023, Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ được ghi nhận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chia sẻ về việc bảo tồn nét đẹp của lễ hội đền Đồng Cổ, ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cho biết: “Chúng tôi cùng những người dân địa phương đang lưu giữ di sản, luôn trân trọng, tự hào với truyền thống lịch sử của địa phương. Đồng thời cũng luôn xác định rõ trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản”.
Từ những cách thức bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội, có thể nhận thấy, trước tốc độ đô thị hóa và nhịp sống hiện đại, dấu xưa không bị mai một mà bằng cách này hay cách khác vẫn hiện hữu trong đời sống của người Hà Nội. Lễ hội là một phần biểu hiện của những nét văn hóa xưa còn lại với thời gian. Lễ hội cũng là một cách trao truyền văn hóa thiết thực mà người xưa đã gìn giữ, để rồi mai này, khi những tường rêu, cổng làng cổ kính trở thành cổ tích với lớp trẻ thì thế hệ con cháu vẫn có thể “gặp lại” cha ông mình qua các lễ hội làng.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43