Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những chỉ đạo tâm huyết, gợi mở những định hướng để phát triển văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Nhìn lại những thành tựu của ngành Văn hóa Thủ đô trong những năm gần đây, chúng ta có quyền tự hào khi đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt. Bên cạnh sự nỗ lực Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Thành phố luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương; đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát và thường xuyên của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Những năm qua, với sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Hà Nội đạt được nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực văn hóa.

Có thể kể đến, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục khẳng định nhận thức toàn diện hơn về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội, nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm: “... Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng; Thành phố Vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức tôn trọng pháp luật; giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững...”;

Đồng thời, xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những tâm huyết, trăn trở dành cho văn hóa Hà Nội
Đón chào Năm mới Đinh Dậu 2017, kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2017), sáng 28/1 (tức mùng Một Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội. (Ảnh: Nhân Dân)

Trong đó, Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực, nguồn lực và sức mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp quan trọng của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Thủ đô.

Đặc biệt, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây được coi là bước đột phá trong phát triển Thủ đô, nhằm bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô; trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của UNESCO với các biện pháp cụ thể, như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; tổ chức tuần Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ... Đây là một chiến lược đúng đắn, bởi Hà Nội là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong việc phát huy các không gian sáng tạo…

Bên cạnh sự nỗ lực Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Thành phố luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương; đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát và thường xuyên của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sinh thời, mỗi khi nói đến Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong lòng mỗi người con đất Việt đều xúc động, tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và Anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, Thành phố vì hoà bình, để rồi “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Và thực như vậy, trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thành phố có truyền thống văn hóa lâu đời, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, gia đình và quê hương đã truyền vào ông tình yêu sâu sắc đối với văn hóa Hà Nội. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Học vấn chuyên sâu về văn hóa và ngôn ngữ đã củng cố thêm tình yêu và vốn hiểu biết sâu rộng của ông.

Vừa là người con Hà Nội và từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông đặc biệt coi trọng vai trò văn hóa của Hà Nội - trái tim của cả nước, nơi phải thể hiện rõ nét nhất và dẫn dắt sự phát triển chung của văn hóa đất nước. Tình yêu của ông dành cho Hà Nội và xây dựng văn hóa Thủ đô thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói.

Còn nhớ, trong bài phát biểu tại Hội nghị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Như tôi đã nhiều lần khẳng định, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Hà Nội cũng chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng không thể như với các địa phương khác, mà phải cao hơn, sâu hơn, mạnh hơn. Vì sao? Bởi vì Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là bộ mặt của quốc gia, là nơi hội tụ của khí phách cha ông, hồn thiêng dân tộc, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, tụ khí tinh hoa, địa linh nhân kiệt, có truyền thống đấu tranh cách mạng rất kiên cường, tiêu biểu cho truyền thống văn hiến và anh hùng, hoà bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam, nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Hà Nội vinh dự đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”, ba lần được tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”, được các tổ chức quốc tế vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”... Do đó, Hà Nội phải vừa phát huy bề dày truyền thống vẻ vang và những thành tựu đã đạt được, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp và nhất là niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí của cán bộ, đảng viên và nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Do đó, cần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu, tinh thần trách nhiệm với Hà Nội; tuyên truyền trong dân, giáo dục thế hệ trẻ; nêu cao lòng tự trọng, tự tin, từ đó thấy rõ trách nhiệm với Hà Nội. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật. Người Hà Nội phải sống thực sự có văn hoá, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, thuỷ chung, trong sáng, lịch sự ("Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An").

Hà Nội cần mở rộng quan hệ với Thủ đô các nước, tăng cường quảng bá về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô, của đất nước ta trên trường quốc tế.

Từ việc nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khơi dậy khát vọng và trách nhiệm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, anh hùng. Đây được coi như “di sản” để lại nhiều bài học quý giá để hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô tiếp tục “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”.

Từng học tại khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp cùng thời với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã có những chia sẻ trên Facebook cá nhân về những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy sự tâm huyết của ông dành cho văn hóa Thủ đô. “Ông có lần dặn anh em chúng tôi: Làm văn hoá khó lắm vì có phải ai cũng hiểu đúng đâu. Nhiều cái màu mè, hình thức mà cứ tưởng đấy mới là cái mình cần phấn đấu là nguy hiểm lắm. Đừng làm theo kiểu phong trào. Phong trào cũng cần nhưng thực chất mới quan trọng. Thực chất là gì? Là con người, là bình an và hạnh phúc. Phải coi trọng văn hoá hơn. Đặt mục tiêu Hà Nội là trung tâm kinh tế hàng đầu nhưng văn hoá phải là hình mẫu, là hàng đầu của cả nước. Bộ mặt của quốc gia cơ mà.

Khi chỉ đạo chương trình 08 “Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn mình, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội” có vị đặt ra những yêu cầu không chuẩn nhưng cứ nói như “đúng rồi”. Lúc đó, ông nhỏ nhẹ khi tổng kết: “Văn hoá đa dạng lắm, nhiều cấp độ lắm. Anh em chúng em người trần mắt thịt chỉ nghĩ được đến thế thôi. Xin tiếp thu ý kiến của các anh chị nhưng xin cho làm như những gì đã chuẩn bị”. Rồi lúc ra về ông vỗ vai tôi “Khó chưa? Nhưng đừng nản nhé. Thấy gì đúng cứ thế mà làm. Thực tiễn sẽ kiểm nghiệm”. Tôi lặng đi vì sự tế nhị và minh triết của ông”, PGS.TS Phạm Quang Long viết.

Phương Bùi

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...

Tin khác

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trực tiếp Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ngày 24/7, tại Nhà Việt Nam ở Washington D.C., Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

(LĐTĐ) Ngày 25/7, hàng vạn người dân ở khắp các mọi miền đất nước đổ về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để tham dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Dòng người ngày một đông thêm, bất kể nắng mưa bất chợt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 25/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp thân mật với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen sang dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế, các Đảng, tổ chức hữu nghị chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế, các Đảng, tổ chức hữu nghị chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

(LĐTĐ) Tối 25/7, Bộ Ngoại giao cho biết, được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức hữu nghị đã gửi điện/thư chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thiêng liêng nghi lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa, Nhà giàn DK-I và tàu trực

Thiêng liêng nghi lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa, Nhà giàn DK-I và tàu trực

(LĐTĐ) Ngày 25/7, cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảoTrường Sa, Nhà giàn DK-I và tàu trực thực hiện nghi lễ treo cờ rủ, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động