Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa

Theo thống kê, tại khu vực nội thành Hà Nội gồm 12 quận có 221 lễ hội truyền thống. Trong đó, 9/19 lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở các lễ hội cổ truyền là nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội Khai thác hiệu quả lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô

Ít ai biết, bên cạnh sự phát triển trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn tồn tại những làng trong phố với nhiều lớp trầm tích văn hóa của cư dân xưa. Trong đó, Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập Tam Trại bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa). Khu làng này có nguồn gốc từ cựu quán Lệ Mật theo Đức thánh Hoàng Phúc Trung di cư sang phía Tây kinh thành Thăng Long để khai khẩn và sinh sống. Trước đây, Lễ hội Thập Tam Trại có thể nói là một lễ hội lớn trong khu vực nội thành Hà Nội, thu hút cư dân của 13 làng trại, là sự giao chạ khăng khít và lâu đời vào bậc nhất của Hà Nội nói riêng và Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Tuy nhiên, sau năm 1945, Lễ hội này dần bị mai một.

Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Thập tam trại năm 2023.

Ông Trần Sơn Trà, Phó ban Quản lý di tích lịch sử đền Núi Sưa cho biết: “Có rất nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc biểu trưng cho tập quán canh tác nông nghiệp xưa của từng làng một trong Thập Tam Trại được thể hiện trong lễ hội ví dụ như gánh hoa của làng Ngọc Hà. Nhưng tiếc thay, Lễ hội đã bị mai một sau năm 1945 do nhiều lý do. Ngoài ra, đình hàng tổng và đình các làng đã bị lấn chiếm, xuống cấp theo thời gian. Lối vào đình hàng tổng bị thu hẹp không đủ không gian rước phách”.

Theo ông Trần Sơn Trà, việc phục dựng lại một lễ hội đã thất truyền gần 70 năm cũng gây nhiều khó khăn, có thể kể đến như: Tư liệu về nội dung và hình thức lễ hội rất hạn hẹp. Ký ức của các cố lão địa phương bị hạn chế do các cụ đã cao tuổi. Không gian tổ chức Lễ hội cũng không đáp ứng được cho việc phục dựng lại Lễ hội. Việc biến động dân cư diễn ra thường xuyên nên rất khó cho việc kêu gọi tổ chức và có trách nhiệm với làng xã. Một số ban quản lý di tích chưa ý thức được tầm quan trọng của lễ hội…

Trước những khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo quận Ba Đình và sự quyết tâm cao của các làng, Ban Tổ chức đã khắc phục dần những khó khăn cùng nhau ngồi lại để bàn bạc và xây dựng chương trình Lễ hội. Mỗi một làng là một tiểu Ban Tổ chức cùng sốt sắng vận động cán bộ nhân dân vào cuộc trong các nghi lễ, các hoạt động. Thống nhất địa điểm tổ chức lễ rước về địa điểm mới là đền Núi Sưa để đảm bảo không gian rộng rãi thu hút được số đông người tham gia.

Sau hơn 70 năm, Lễ hội được thực hiện trở lại với đầy đủ ý nghĩa và giá trị ban đầu. Các nghi lễ như cáo Yết Thành hoàng, nghênh rước các thành hoàng các làng về Bách Thảo, cúng đại kỳ phúc và tế hội đồng được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện nghi lễ rước chư vị Thành hoàng trang nghiêm thành kính và xúc động. Bên cạnh các lễ nghi, phần hội cũng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Kết quả bước đầu phục dựng Lễ hội Thập Tam Trại năm 2023 rất khả quan làm tiền đề cho các lễ hội sau đó thành công hơn và đi vào nề nếp. Qua đó, dư luận nhân dân đánh giá cao đồng thời hào hứng chuẩn bị cho lễ hội những năm sau.

Có thể thấy, lễ hội không chỉ là hoạt động gìn giữ văn hoá truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước và giáo dục lịch sử mà còn là dịp và cơ hội để tăng thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa các cư dân đô thị với nhau; trong đó, có thành phần cư dân gốc và cư dân từ các tỉnh thành về quần cư. Lễ hội còn là dịp để giới thiệu văn hoá truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua khách du lịch và các kênh truyền thông. Việc phục hồi gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội Thập Tam Trại nói riêng rất thiết thực và ý nghĩa.

TS. Đinh Việt Hà, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định: Các lễ hội trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội, làm cho con người càng thêm yêu mến và gắn bó với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nếu được khai thác tốt, giá trị của chúng sẽ trở thành những nguồn vốn để chúng ta có thể sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt các ngành công nghiệp văn hóa. Các lễ hội được tổ chức thường xuyên sẽ tạo ra không gian cho những hoạt động giao lưu về văn hóa, tạo cơ hội cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, sản phẩm thiết kế sáng tạo được trưng bày, giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách.

Ngoài ra, lễ hội cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu về hình ảnh đất nước và con người Hà Nội, kêu gọi sự đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong văn hóa. Những hình ảnh, trang phục, tiết mục của lễ hội nếu được khai thác và vận dụng sáng tạo sẽ trở thành những chất liệu quan trọng và dồi dào cho các ngành công nghiệp văn hóa như thủ công mĩ nghệ, thiết kế, phim ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang và đặc biệt là du lịch. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội không chỉ góp phần bảo vệ di sản truyền thống, mà còn tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV (UDIC) vừa được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025.
Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

Biểu dương 132 Công nhân giỏi quận Ba Đình năm 2025

132 Công nhân giỏi cấp quận năm 2025 đã được Liên đoàn Lao động quận Ba Đình biểu dương, khen thưởng.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm biểu dương 84 tập thể, 152 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Ngày 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Nữ công năm 2024, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; “Gia đình tiêu biểu” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tối 26/4, tại Sân khấu chính - Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Thị ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức sơ kết 3 năm hoạt động không gian văn hóa và tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài 2025.
Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/4/1964 - 28/4/2025), ngày 26/4, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”.
Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).
Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hoàn Kiếm tổ chức kỳ họp thứ 18, HĐND quận khóa XX. Tại kỳ họp, HĐND quận đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; phê duyệt quyết toán ngân sách Nhà nước quận năm 2024.

Tin khác

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất - biểu tượng lịch sử của khát vọng hòa bình, Bắc Nam sum họp sẽ là một trong ba điểm cầu đặc biệt trong chương trình truyền hình trực tiếp "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, khán giả không thể bỏ qua một “đại tiệc” âm thanh - ánh sáng - nhạc nước và pháo hoa hoành tráng tại Vạn Phúc City tối 30/4.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động