Giấy đi đường và giãn cách xã hội

(LĐTĐ) “Giấy đi đường” có lẽ là một trong những cụm từ được dư luận quan tâm nhất thời điểm hiện tại. Trước quy trình cấp Giấy đi đường mới từ Công an thành phố Hà Nội, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình vẫn còn ý kiến trái chiều. Cần ý thức rõ rằng, mục đích chính của Giấy đi đường là tăng hiệu quả giãn cách xã hội, hạn chế những cá nhân không thuộc diện cấp bách ra đường, từ đó cắt nguồn lây Covid-19
Linh hoạt trong phòng, chống dịch để đạt được các mục tiêu Những người giữ bình yên nơi cửa ngõ Thủ đô Đường phố Hà Nội vẫn tấp nập dù đang trong thời gian giãn cách

Sáng 5/9 Công an thành phố Hà Nội đã có thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1 - khu vực “vùng đỏ” có nguy cơ nhiễm dịch bệnh rất cao.

Phải khẳng định, đây là việc làm cần thiết nhằm thống nhất quy trình cấp Giấy đi đường và quan trọng hơn là để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để trong khu vực nội đô Thành phố, khu vực được xác định là nguy cơ cao do vẫn có nguồn lây trong cộng đồng và mật độ dân số cao.

Giấy đi đường và giãn cách xã hội
Lực lượng chức năng kiểm tra mục đích ra đường của người dân trong thời gian giãn cách. (Ảnh: Minh Phương)

Phải nói lại, trước đó, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành mẫu Giấy đi đường chung trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, thực tế triển khai có nhiều vướng mắc do cách hiểu và cách áp dụng tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng như tại các chốt kiểm soát không đồng nhất.

Có nơi rất nguyên tắc, nhưng cũng có nơi “sáng tạo” thậm chí rất lỏng trong cấp giấy đi đường. Công tác kiểm soát chặt hay lỏng việc cấp giấy phụ thuộc hoàn toàn vào quan niệm, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hiệu lực của Giấy đi đường chưa nghiêm có thể thấy trong những ngày cuối của đợt giãn cách đầu tiên theo Chỉ thị 17/CT-UBND. Vào giờ cao điểm, thậm chí có thời điểm không phải khung giờ cao điểm thì đường phố ở Hà Nội vẫn có khá đông người và phương tiện. Mọi người đường đông khiến hiệu quả giãn cách xã hội bị hạn chế.

Trước thực tế này, Hà Nội đã có sự điều chỉnh linh hoạt và chuẩn xác khi giao đầu mối quản lý cho một đơn vị là Công an thành phố Hà Nội.

Theo đó, thực hiện Thông báo kết luận số 480-TB/TU ngày 1/9/2021, Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021, Công văn số 2893/UBND-TKBT ngày 1/9/2021 của UBND Thành phố, Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện, Thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1.

Trong đó, xác định cụ thể mỗi cơ quan, mỗi ngành chức năng có nhiệm vụ xác nhận cấp Giấy đi đường cho một bộ phận người liên quan. Chẳng hạn, với nhóm các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu thì thẩm quyền cấp Giấy đi đường là Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Thành phố. Các bước thực hiện cũng được triển khai tuần tự với hướng dẫn rất rõ ràng và cụ thể.

Tuy nhiên, người xưa thường bảo “chín người mười ý” và ở câu chuyện Giấy đi đường này cũng vậy. Bên cạnh những ý kiến tâm huyết, đề xuất hoặc phản biện với trách nhiệm công dân thì trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện không ít ý kiến trái chiều, hoài nghi, thiếu tính xây dựng. Khi Hà Nội “trao quyền” và gửi niềm tin vào ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp Giấy đi đường thì họ chê bai mỗi nơi cấp mỗi kiểu. Khi Hà Nội thống nhất giao về một đầu mối với trình tự cấp Giấy và kiểm soát cụ thể thì họ kêu thủ tục và quá hành chính.

Ngẫm sự khen chê có thể thấy một điều thật lạ. Lạ ở chỗ những người lớn tiếng chê bai thường là người không giúp ích được gì trong công cuộc chống dịch, không thấy có hoạt động gì của họ, sáng kiến nào của họ áp dụng được trong chống dịch. Hễ các ngành chức năng ban hành quy định nào thì họ đều tìm ra cái lý hoặc điểm nào đó để chê bai. Họ chê bất cứ cái gì, ở đâu, lúc nào. Làm tốt cũng chê và không tốt cũng chê.

Giấy đi đường và giãn cách xã hội
Người dân đổ xô ra đường dù Hà Nội vẫn đang triển khai giãn cách. (Ảnh: Giang Nam, chụp ngày 16/8)

Cần phải hiểu, giải pháp Thành phố đưa ra lúc này nhằm thực hiện nghiêm giãn cách. Cứ nhìn thực tế người dân ào ạt ra đường ít ngày trước là rõ. Những người không chấp hành nghiêm đã làm đổ bể công sức của chính quyền và nhiều người tuân thủ giãn cách. Nhiều người vẫn ra khỏi nhà khi không thực sự có việc thiết yếu, vẫn giao tiếp và vô tình thành F0, khổ mình, vất vả cho y, bác sĩ, chính quyền.

Việc chưa triệt để tinh thần “ai ở đâu ở yên đấy” trong thời điểm giãn cách cần phải khắc phục. Và hẳn nhiên, Hà Nội siết chặt hơn Giấy đi đường trên tinh thần này là hoàn toàn đúng đắn.

Câu chuyện Giấy đi đường và giãn cách chống dịch xét cho cùng có mối quan hệ biện chứng với nhau; cũng nhằm hướng đến mục tiêu hạn chế những cá nhân ra đường không đúng mục đích, hướng đến việc đẩy nhanh tiến độ bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng một cách nhanh nhất để khôi phục lại các hoạt động kinh tế xã hội.

Bên cạnh tuân thủ và chấp hành quy định của các ngành chức năng, bản thân mỗi người thời điểm này cũng xác định rõ rằng càng làm nghiêm, thì chúng ta sẽ càng sớm không phải giãn cách và ngược lại. Giấy đi đường cũng vậy, đừng mượn danh nghĩa nó để thỏa sức lao ra đường phố, để vi phạm giãn cách, làm ảnh hưởng sự chấp hành nghiêm chỉnh của đại bộ phận người dân Thủ đô.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động