Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội:

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử

Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử. Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chia sẻ một số bí quyết giúp học sinh ôn tập tốt môn học này.
Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ tư vào lớp 10 Tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6: Ổn định phương thức tuyển sinh Nhà trường, học sinh chủ động kế hoạch ôn tập

Chọn Lịch sử là môn thi thứ tư

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2021 - 2022. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 29 - 30/5 với 4 môn thi bắt buộc, độc lập bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường Trung học cơ sở).

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội.

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi, có nhiều mã đề trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi, thi sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 3/9/2020. Nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 Trung học cơ sở.

Để thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Các dạng câu hỏi thường gặp trong thi trắc nghiệm

Lịch sử vốn là môn học không chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết mà còn đòi hỏi năng lực tư duy của học sinh. Do đó, khi biết Lịch sử là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022, không ít phụ huynh, học sinh đã bày tỏ sự lo lắng với môn thi này.

Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chỉ ra 5 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Gồm 4 đáp án, trong đó có 3 đáp án đúng hoặc gần đúng và chỉ có 1 đáp án đúng nhất, quyết định nhất, quan trọng nhất. Thực tiễn ôn tập cho thấy học sinh thường hay bị nhầm lẫn, mất điểm ở dạng câu hỏi này.

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện trong thời gian còn lại một cách hợp lý.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng: Thông thường sẽ là mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần khoanh đáp án đúng, 3 đáp án còn lại là gây nhiễu

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án đã cho: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau với mục đích học sinh sẽ không hiểu sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này là ngoại trừ, không đúng, không phải, không chính xác…

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh đọc hiểu tư liệu và tìm phương án đúng: Đoạn tư liệu là căn cứ để học sinh tư duy, suy luận đưa ra lựa chọn đúng. Câu hỏi sẽ đưa ra một đoạn tư liệu hoặc một đoạn trích, câu thơ, câu nói... liên quan trực tiếp đến một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử quan trọng (trích dẫn trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Do đó, học sinh cần lưu ý cần chú ý ghi chép lại, đọc thêm những đoạn tư liệu quan trọng được giáo viên nhấn mạnh để có thể trả lời được câu hỏi.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn nhận định đúng về một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử: Đây là dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, yêu cầu học sinh cần nắm chắc kiến thức.

Cách thức ôn tập hiệu quả

Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, cô giáo Hà Thị Minh Trang cũng đưa ra một số lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt trong thời gian còn lại.

Thứ nhất, ôn tập bằng sơ đồ tư duy: Điều này để đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết vấn đề quá tải về kiến thức. Đây là cách học hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh ghi nhớ, hiểu các dữ kiện và liên hệ được các sự kiện lịch sử; đồng thời cách học này còn tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não thông qua hình ảnh minh họa, màu sắc, đường nét.

Thứ hai, ôn tập bằng cách luyện các dạng đề: Ngân hàng câu hỏi đề thi Lịch sử rất phong phú thông qua sách tham khảo, phần mềm HanoiStudy, đề thi qua các năm, đề thi từ các trường, đề thi do giáo viên soạn thảo. Học sinh vừa học bài vừa giải đề sẽ rèn kỹ năng làm bài thi, xác định được chính xác dạng câu hỏi để khi vào phòng thi sẽ không bỡ ngỡ mà chủ động được quá trình làm bài.

Thứ ba, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa: Hiện nay, chủ yếu đề thi được ra dựa trên nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là tài liệu học tập học sinh cần tận dụng triệt để.

Lưu ý khi làm bài thi:

- Tâm thế vững vàng, tự tin khi vào thi.

- Đọc một lượt đề thi để khoanh vùng, phân tích và xử lí đề. Câu hỏi dễ làm trước, khó làm sau.

- Phân bổ thời gian hợp lí.

- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để tìm từ khóa, qua đó tìm đáp án đúng.

- Dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án đúng, có thể tìm đáp án sai để loại trừ và ra quyết định.

- Dành thời gian cuối giờ rà soát phiếu tô đáp án, tránh bỏ sót câu hỏi.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1186 về phê duyệt Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026.
Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi sẽ được công bố vào 8h ngày 16/7.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Với dạng thức mới của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), phiếu trả lời trắc nghiệm và cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm cũng có những thay đổi mà thí sinh cần lưu ý để có kết quả chính xác nhất.
Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Để bảo đảm yếu tố an ninh, thay vì chỉ có 24 mã đề thi môn tự chọn cho 24 học sinh trong 1 phòng thi như trước đây, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 nâng số mã đề lên thành 48 cho 2 khung thời gian của buổi thi thứ 3.
Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Sau sự việc cháu bé 9 tháng tuổi bị bỏng tại cơ sở lớp mầm non độc lập Vạn Phúc trên địa bàn quận Ba Đình, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tổ chức họp các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn; đồng thời yêu cầu tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ chính thức diễn ra. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới. Thời điểm này, về cơ bản, các thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố. Thí sinh cần chủ động cập nhật, đặc biệt lưu ý đến những thay đổi để tránh chủ quan, nhầm lẫn mà ảnh hưởng đến việc học tập.
3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động