Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

(LĐTĐ) Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các quận, huyện, thị xã được rút ngắn…
Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp Hà Nội sẽ tuyển sinh trực tuyến để bớt vất vả cho học sinh, phụ huynh Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội lần thứ XXV

Những kết quả đáng ghi nhận

Theo ghi nhận, ngay sau khi hợp nhất, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tăng cường đầu tư đủ các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác thư viện trường học được quan tâm, đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Quy mô giáo dục Hà Nội có bước phát triển mạnh. Năm học 2022 - 2023, toàn Thành phố có 2.840 đơn vị trường học với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123 nghìn giáo viên. Hiện nay, Thành phố đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, quy mô giáo dục Hà Nội có bước phát triển mạnh.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Diện mạo các nhà trường ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn Thành phố. Từ thực tế đó, mỗi người dân Thủ đô đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Dễ thấy nhất chính là sự “thay da đổi thịt” ở những trường học vùng ngoại thành bởi dường như trường lớp khang trang, sạch đẹp và đầy đủ tiện nghi hơn.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Chất lượng GD&ĐT tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định. Học sinh Thủ đô liên tục đạt thành tích cao, ấn tượng trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.

Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành tựu. Công tác giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục được quan tâm. Nội dung giáo dục văn hóa địa phương trong dạy học ở các trường phổ thông Hà Nội, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo được thực hiện hiệu quả trong toàn ngành.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố để có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, phân tuyến hợp lý. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Chỉ số cải cách hành chính của Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí trong top 10 sở, ngành, cơ quan thuộc Thành phố. Đặc biệt, Sở đã thành lập Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh (IOC) phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn Thành phố.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

15 năm qua, ngành GD&ĐT Hà Nội luôn tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát nhằm hạn chế tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, kịp thời tôn vinh người tốt, việc tốt trong ngành. Song song với đó, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích đa dạng hóa loại hình trường học mới, chương trình giảng dạy mới theo hướng hội nhập quốc tế; tham mưu ban hành các cơ chế khuyến khích xã hội hóa, tạo công bằng trong giáo dục giữa công lập và ngoài công lập.

Rút ngắn khoảng cách nội thành - ngoại thành

Ghi nhận tại huyện Ba Vì, đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, quy mô giáo dục của huyện đã có sự thay đổi thay đổi, phát triển rõ rệt cả về “lượng và chất”. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết, hiện tại, toàn huyện có 120 trường từ cấp Mầm non đến Trung học phổ thông (42 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 35 trường Trung học cơ sở, 8 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) với 2.358 lớp và 76.359 học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.

Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các trường học xây dựng đều tuân thủ theo đúng quy hoạch được duyệt. Công tác quy hoạch trường lớp được quan tâm. Toàn huyện có 32 trường được mở rộng diện tích, 17 trường được quy hoạch ra khu đất mới. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chỉ đạo 3 trường (Trường Mầm non Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ, Tiểu học Tây Đằng B và Trung học cơ sở Tản Đà) xây dựng Đề án trường chất lượng cao theo kế hoạch của Thành phố. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên dần phù hợp với trình độ đào tạo, vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức khảo sát phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh. Cùng đó tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các trường Trung học cơ sở thực hiện chương trình “Hợp tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Vì”.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Giáo dục huyện Ba Vì đã có sự rút ngắn khoảng cách với các quận nội thành.

Hưởng ứng phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” do Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nhanh chóng xây dựng kế hoạch kết nối với các đơn vị bạn là quận Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Đây là các đơn vị thuộc quận lõi của Thành phố, có chất lượng giáo dục khá cao nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ với các trường và học sinh ở địa bàn Ba Vì còn khó khăn. Các đơn vị đặc biệt quan tâm tới việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để cùng nhau triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các chuyên đề xây dựng “Trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên đầu tư cho những trường học còn khó khăn.

Tại đây, các thầy cô giáo được chia sẻ, giao lưu, học tập kinh nghiệm, mô hình mới, giải pháp hiệu quả trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các nhà trường. Đặc biệt, các cán bộ, giáo viên đã tập trung trao đổi kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng giáo dục trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ ra vấn đề khó, còn vướng để cùng tìm ra giải pháp trên tinh thần đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.

Tương tự, tại huyện Mê Linh, theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu, ngay từ khi được sáp nhập về Hà Nội đến hết 2022, huyện đã tập trung đầu tư mở rộng quỹ đất, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường trực thuộc huyện với tổng mức kinh phí là trên 2.500 tỷ đồng. Diện tích đất đã mở rộng cho các nhà trường là 151.040,4m2, xây mới 620 phòng học, 364 phòng học bộ môn/thực hành, 35 nhà giáo dục thể chất.

“Hiện nay, toàn huyện đã triển khai xong quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 cho tất cả các trường từ Mầm non đến Trung học cơ sở. Trên cơ sở quy hoạch triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch đã duyệt”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu chia sẻ.

Qua những thành tích đó, có thể thấy, việc mở rộng địa giới hành chính vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng. Hành trang mang theo của ngành GD&ĐT Hà Nội hôm nay đã khác rất nhiều so với 15 năm trước. Tuy nhiên với vị trí là Thủ đô của cả nước, đòi hỏi ngành cần có sự cố gắng, nỗ lực lớn hơn nữa của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động