Giáo dục nghề nghiệp: Bình đẳng giới và công bằng đối với người khuyết tật

(LĐTĐ) Thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với tạo cơ hội và tiếp cận bình đẳng giới, linh hoạt và công nhận vai trò, khả năng, sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật; các đối tượng thiệt thòi yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm.
Quy định giá dịch vụ đào tạo 30 nghề lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp: Đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp cần một môi trường học tập và lao động thân thiện về vật chất và tinh thần như lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, thai sản phù hợp và đặc biệt phụ nữ và người khuyết tật, phải cảm thấy được đối xử công bằng, bình đẳng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

Tăng cơ hội việc làm từ lĩnh vực logictics

Tại phiên họp dự thảo: “Báo cáo đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics”, ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội và được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng.

Giáo dục nghề nghiệp: Bình đẳng giới và công bằng đối với người khuyết tật
Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ảnh: T.L

“Vấn đề GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; thể hiện trong Luật Giáo dục nghề nghiệp, nên làm gia tăng số lượng người học”, ông Sơn cho hay.

Theo ông Sơn, nội dung về GEDSI được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt; chất lượng đào tạo ngày càng cao, sự phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập hơn. Đây là sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

“Điều quan trọng là quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng, sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics, làm cho các đối tượng này bắt đầu nhận thấy, môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics”, ông Sơn nhấn mạnh.

Người học lĩnh vực logistics tăng cao, tỷ lệ nữ giới chiếm hơn 55%

Những năm gần đây, số người học các ngành ở lĩnh vực logistics tăng cao; trong đó tỷ lệ người học là nữ giới chiếm khoảng hơn 55%.

Giáo dục nghề nghiệp: Bình đẳng giới và công bằng đối với người khuyết tật
Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM. (Ảnh: T.L)

Đó là thông tin được ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, thành viên nhóm nghiên cứu về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics do Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia, thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối, cung cấp tại phiên họp.

Theo ông Lâm, tỷ lệ nữ giới học các ngành ở lĩnh vực logistics chiếm khoảng hơn 55% - đặc biệt là các ngành về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử; người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỉ lệ ngày một tăng.

“Khoảng trên 85% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Ngoài ra, lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính”, ông Lâm thông tin.

Giáo dục nghề nghiệp: Bình đẳng giới và công bằng đối với người khuyết tật
PGS.TS, Bùi Văn Hưng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II thông tin thêm về những mặc còn hạn chế. Ảnh: T.L

Bên cạnh kết quả đã đạt được, PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II nhận định, qua kết quả khảo sát còn một số hạn chế, sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật vẫn chiếm tỷ lệ thấp ở một số ngành, nghề về logistics trong giáo dục nghề nghiệp và trong doanh nghiệp.

Tỷ lệ thấp rơi vào những ngành được coi là “ngành của nam giới” như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực logistics.

“Tỷ lệ người học là người khuyết tật tham gia học hòa nhập các ngành về logistics còn ít, đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật, gắn với việc làm bền vững để người khuyết tật có thể hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng”, ông Hưng lưu ý.

Giáo dục nghề nghiệp: Bình đẳng giới và công bằng đối với người khuyết tật
Chị Đặng Thị Kim Hồng (sinh năm 1984, ngụ TP.HCM) cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi bản thân dù khiếm khuyết nhưng vẫn cống hiến mang lại lợi ích cho xã hội. Hiện, chị Hồng đang là nhân viên kế toán của Công ty Bê Tông và Xây dựng Thăng Long. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, ông Hưng cho rằng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất gồm: Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia hơn nữa vào lĩnh vực logistics, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong bình đẳng giới, giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp.

Nhóm nghiên cứu GEDSI đưa ra khuyến nghị để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics

Lồng ghép nội dung bình đẳng giới, đào tạo nghề cho người khuyết tật vào chương trình giáo dục nghề nghiệp; phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Tăng cường truyền thông, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng đào tạo nhân lực; hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật tiếp cận thông tin về ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước; chia sẻ kiến thức, cải thiện chất lượng đào tạo, mở rộng cơ hội cho phụ nữ, người khuyết tật.

Rà soát, hoàn thiện quy định về bình đẳng giới, người khuyết tật, người yếu thế trong giáo dục nghề nghiệp; ban hành thông tư hướng dẫn giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.

Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất dễ tiếp cận cho người khuyết tật; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, chế độ làm việc linh hoạt cho lao động nữ, người khuyết tật.

Xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng đối tượng người học là nữ và người khuyết tật hòa nhập.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động