Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản đang ở thế giằng co giữa nhận định "bật lên như lò xo nén" sau dịch với nhận định suy giảm từ những ảnh hưởng của dịch bệnh cộng với chu kỳ phát triển của thị trường này…
Ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá chung cư ở TP.HCM và Hà Nội vẫn không giảm Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy" HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng

Thị trường giảm tốc

Giá nhà nhiều thành phố trên khắp thế giới vẫn tăng trưởng sau dịch Covid-19, tại Việt nam nhiều chuyên gia cho rằng một lượng nhà đầu tư lớn đang thủ sẵn tiền mặt săn tìm cơ hội từ bất động sản sau dịch.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Dự báo thị trường bất động sản sẽ có nhiều chuyển biển sau dịch bệnh. Trong ảnh: Một dự án căn hộ mở bán trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: M.N

Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài hơn 3 tháng nay tại thành phố Hồ Chí Minh, thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư (đầu tháng 5/2021 đến nay) khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng mất cân đối dòng tiền, nguồn thu giảm mạnh trong khi lãi vay vẫn nặng gánh.

Tại thị trường cho thuê, các tài sản cho thuê bị bỏ trống hàng loạt khiến các chủ cho thuê phải giảm giá nhưng vẫn khó tìm khách thuê. Theo báo cáo khảo sát thị trường 6 tháng của CBRE, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ suất cho thuê giảm còn 2,5 - 4%.

Đó là về ảnh hưởng tạm thời và đột ngột của dịch bệnh Covid-19, còn về chu kỳ của thị trường bất động sản tại Việt Nam, theo các công ty nghiên cứu thị trường thì đây là giai đoạn thị trường đang chững lại và có dấu hiệu giảm tốc sau giai đoạn phát triển nóng.

Cụ thể, khi đợt “sốt” đất lần thứ ba diễn ra năm 2007-2008, 5 năm sau đó, từ cột mốc 2009 đến 2013, thị trường lại đóng băng, và đây là đợt đóng băng lần thứ ba và cũng lâu nhất trong 30 năm qua.

Đến năm 2014, với những gói vốn mồi hàng chục ngàn tỉ đồng từ Chính phủ, thị trường bất động sản tan băng vào giữa và cuối năm 2014. Từ đây, thị trường “sốt” liên tục cho đến đầu năm 2019 mới bắt đầu chững lại. Đây là giai đoạn mà giá nhà đất nhiều lần thiết lập mặt bằng giá mới, tại thành phố Hồ Chí Minh căn hộ trên dưới 1 tỉ đồng biến mất, giá căn hộ tại vùng ven đô thành phố lên tới 40-50 triệu/m2.

Quan sát thị trường cho thấy, dấu hiệu hạ “sốt” xuất hiện từ cuối năm 2018 và rõ rệt dần trong ba năm 2019-2020-2021 với đà giảm tốc của thị trường mạnh dần.

Người mua vẫn "săn" cơ hội nhà đất

Tuy có đánh giá chung về các khó khăn của thị trường bất động sản tại thời điểm này nhưng các chuyên gia và nhà đầu tư đang có những nhận định trái chiều. Nhưng nhìn chung tâm lý chờ đợi hết giãn cách để quay trở lại giao dịch ở thị trường nhà đất là rất lớn.

Sau những nhận định về các tác động khách quan từ dịch bệnh tới thị trường, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang rằng có khoảng 80% nhà đầu tư có sẵn tiền mặt và đang trong tâm thế nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để săn tìm sản phẩm mua vào. Theo ông Quang, các thị trường mới nổi lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hay Bảo Lộc... được nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu thông tin nhiều trong giai đoạn này.

Theo ghi nhận, thời điểm trước đợt dịch lần 4 bùng phát tại thị trường ven Hồ Tràm, Bình Châu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhà đầu tư kéo đến mua đất kín cả phòng công chứng. Ghi nhận tại phòng công chứng Xuyên Mộc, những dãy xe ô tô biển thành phố và biển tỉnh đậu kín các lối đi. Chỉ vài tuần sau đó địa phương này đã buộc phải ra quyết định tạm ngưng phục vụ tại các phòng công chứng để phòng dịch. Nguyên nhân thị trường tại khu vực biển này nóng sốt khi tỉnh quy hoạch nơi đây trở thành thiên đường nghỉ dưỡng, kéo theo đó là một loạt nhà đầu tư nghỉ dưỡng về mở dự án và triển khai rầm rộ.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Người mua đất chật cứng để giao dịch tại phòng công chứng huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để giao dịch nhà đất trước đợt dịch thứ 4 bùng phát. Ảnh Đình Nguyên

"Sau dịch sẽ là một thị trường rất thú vị, nhiều người muốn mua nhưng quyết định còn dè dặt. Ngoài 80% nhà đầu tư có sẵn tiền mặt và đang trong tâm thế nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để săn tìm sản phẩm mua vào thì khoảng 10-20% nhà đầu tư có nhu cầu bán ra để giải quyết vấn đề trước mắt. Đặc biệt là những nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẫy tài chính trên 70-80% giá trị bất động sản họ mua, sau hơn 3 tháng gồng mình trả lãi vay ngân hàng và nhiều chi phí khác nhóm này đã đuối", ông Quang nói.

Hiện nay giá nhà trên toàn cầu vẫn tăng dù dịch bệnh đã để lại những tổn thương cho nền kinh tế. Theo nhận định của Bloomberg Economics các “nguyên liệu” đang đẩy giá nhà lên mức chưa từng có trên thế giới bao gồm: Lãi suất cho vay đang thấp kỷ lục; kích thích tài khóa chưa từng có; tiền tiết kiệm sẵn có được mang đi gửi ngân hàng; nguồn cung nhà ở hạn chế so gia tăng dân số và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hậu Covid-19; và nguyên nhân từ việc các chính phủ ưu đãi thuế cho người mua nhà…

Trong báo cáo về nhà ở toàn cầu của Công ty Savills, tại nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng về giá nhà bất chấp dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu, với mức tăng trưởng giá trung bình đạt 3,9%.

Lý do thị trường “nóng “ trở lại sau dịch được cho đến từ việc lãi suất cho vay thấp cũng như các quốc gia đẩy mạnh biện pháp kích cầu kinh tế. Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2021, hơn 70% các thành phố trong khảo sát ghi nhận tăng trưởng trong giá trị bất động sản nhà ở. Cụ thể, tại Mỹ, Los Angeles và Miami dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 9%; Tại châu Âu, giá trị bất động sản tại London ổn định trong năm 2020 và tăng 1,1% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Đối với thị trường châu Á, Trung Quốc là quốc gia ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về giá bất động sản nhà ở trong năm 2021 khi tại Quảng Châu được ghi nhận là 7,9% trong khi tại Thượng Hải lên tới 13,7%. Tại Hồng Kông, giá bất động sản nhà ở tăng 1,9% trong 6 tháng đầu năm nhờ lãi suất thấp và các hoạt động du lịch được cho phép hoạt động trở lại.

Nhiều dấu hiệu bất ổn trong tín dụng bất động sản

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng nhiệt trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt ở nhóm công ty chứng khoán trong nước. Ghi nhận từ đầu quý III đến nay ghi nhận 8 công ty chứng khoán đăng ký chào bán trái phiếu để huy động khoảng 4.000 tỷ đồng.

Hàng loạt công ty chứng khoán phát hành trái phiếu: Trong năm ngoái, Techcombank đã thu xếp cho 10 đợt phát hành trái phiếu, giúp Công ty TNHH Sài Gòn Glory – chủ đầu tư dự án One Central Saigon thu về 10.000 tỷ đồng; hay cách đây ít tháng, Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill (5.760 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Đầu tư Voyage (2.300 tỷ đồng) đã phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu; và vay tín dụng tối đa 2.000 tỷ đồng với Techcombank.

Cũng với sự thu xếp của Techcombank và TCBS, một thành viên khác của Masterise Group là Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Masterise Dream City Villas trong 2 ngày 21 và 26/7/2021 đã phát hành 2 đợt trái phiếu với tổng giá trị 7.200 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm 1 ngày, lãi suất cố định 8%/ năm.

Có thể thấy từ 2019 nên kênh trái phiếu mới vọt lên mạnh mẽ. Mới đây, DXG mới kêu phát hành 300tr USD trái phiếu quốc tế khi hi vọng huy động trong nước là khó khăn.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Thời gian qua nhiều dự án bất động sản du lịch với quy mô vốn lớn đã hình thành tại các vùng biển phía Nam. Trong ảnh: Một dự án nghỉ dưỡng quy mô 1.000ha tại Bình Thuận. Ảnh: M.N

Các nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết giai đoạn này đang mệt nhoài với công việc làm cơ cấu nợ cho khách hàng. Một nhân viên ngân hàng thương mại cho biết, năm ngoái cơ cấu 1 đợt, năm nay 1 đợt, 1 hồ sơ cơ cấu 2-3 lần.

Theo chuyên gia tài chính TS. Đinh Thế Hiển, có ba dấu hiệu “đáng gờm” cho thị trường bất động sản giai đoạn này.

Thứ nhất, vốn cho vay cao hơn vốn huy động sẽ làm khó khăn nguồn vay. Theo đó, tỷ lệ cho vay đang có xu thế tăng cao hơn huy động ngay cả trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay. Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp đang kẹt vốn cần phải vay bù đắp, vay cứu tình hình (kết hợp với phát hành trái phiếu doanh nghiệp khủng). Nếu cứ đà này thì các NHTM sẽ thiếu vốn để cho vay, trong khi tiền thu hồi nợ khó khăn do dịch bệnh.

Thứ hai, nợ xấu đang tăng và sẽ tăng mạnh cuối năm. Trong báo cáo quý 1 và quý 2 của các NHTM cho thấy hoạt động rất khá, giúp cổ phiếu tăng cao. Tuy nhiên dù NHNN đã cho phép giảm chuẩn basel II trong việc xác định nhóm nợ xấu, nhưng các NHTM cũng không thể cản được nợ xấu nội bảng đăng tăng. Tháng 4.2021 đã là 1,78% thì chắc chắn nếu tính đúng, tính đủ trong tháng 9/2021 phải tầm 3 - 4%.

Thứ ba, xét tương quan tín dụng và GDP cho thấy từ 2016 - 2021, dư nợ tín dụng tăng mạnh hơn GDP, nhịp tăng nhẹ nhàng, nhưng không quay lui. Điều này cho thấy thâm dụng vốn đã trở lại, và nó có thể nằm trong các đại doanh nghiệp lớn với số vay hàng chục ngàn tỉ trở lên.

“Với 3 cái căng này làm tôi nhớ lại bất động sản giai đoạn 2012-2013, chỉ có điều khác đó là chỉ số lạm phát vẫn còn ổn định hơn”, ông Hiển nói.

Giải tỏa trong ngắn hạn

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/2021/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây cũng được cho là một giải tỏa trong ngắn hạn cho lĩnh vực bất động sản.

Đình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Tin khác

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Xem thêm
Phiên bản di động