HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng
HoREA đề nghị nâng mức đánh thuế để khuyến khích phát triển nhà cho thuê Đánh thuế tài sản với nhà, đất ở: Kiến nghị xem xét sau năm 2020 |
Doanh nghiệp vay nóng để trả lãi ngân hàng
Theo HoREA, đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơn đại khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam.
"Sau hơn một năm rưỡi đồng hành với Nhà nước trong phòng, chống dịch Covid-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, cho đến nay có thể nhận thấy rõ là hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời thêm", HoREA.
Lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7 - 8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, HoREA kiến nghị Nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua dịch Covid-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người dân.
Theo HoREA, khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp bất động sản là vướng mắc một số quy định pháp luật còn bất cập, quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản khẳng định không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, chỉ xin tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, pháp luật; kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh. Như vậy, doanh nghiệp và thị trường bất động sản sẽ từng bước phục hồi và phát triển trở lại sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, thiếu dòng tiền là khó khăn trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất đối với các doanh nghiệp bất động sản. Doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức vì không có tiền để trả lãi vay, trả nợ, duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động. Trong khi đó, các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, doanh số bán hàng sụt giảm và không thể huy động được vốn như trước đây.
Vì dịch Covid-19, nhiều dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ. |
Cũng theo hiệp hội này, việc thiếu dòng tiền có liên quan trực tiếp đến tín dụng, vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hàng tháng.
Theo HoREA, mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải vay nóng trả lương, duy trì hoạt động tối thiểu để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn. Bởi lẽ, theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng tự động chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn. Nếu bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào bế tắc vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới để vượt qua khó khăn.
"Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị chết trên đống tài sản của chính mình.", HoREA nhận xét.
Ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp
HoREA cho rằng, trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các ngân hàng thương mại chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp là đạo lý kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp rất cần được giảm lãi vay; gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.
Trong gần 2 năm qua, Hiệp hội HoREA rất hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp. Các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, đã giảm lãi vay trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới cho doanh nghiệp khoảng 18.830 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp cũng cần nguồn tiền để trả lương nhân viên, duy trò hoạt động. (Ảnh: Sàn giao dịch BĐS) |
Mới đây, 16 ngân hàng thương mại đã tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, với số lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm. Riêng 4 ngân hàng lớn nhất là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank còn cam kết giảm thêm 1.000 tỷ đồng tiền lãi của mỗi ngân hàng để hỗ trợ cho các khách hàng với mức giảm lãi suất từ 0,5% - 1,5% tuỳ từng trường hợp. Đồng thời, có ngân hàng đưa mức lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm.
Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng, vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.
HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.
Việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới, sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào và tiếp cận các khoản vay mới, có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.
"Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên", HoREA nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Hơn 80 đại lý hùng mạnh quy tụ, CaraWorld tạo tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Thị trường 20/11/2024 22:38
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê
Thị trường 18/11/2024 11:44
SpaceSpeakers, Hồ Ngọc Hà, Chipu cùng dàn sao đình đám sẽ khai phố mở hội tại SOHO FEST
Thị trường 13/11/2024 14:34
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Thị trường 13/11/2024 12:37
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld tại Cam Ranh
Thị trường 11/11/2024 17:07
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14