Giảm áp lực nhờ tiện ích từ chuyển đổi số
Tăng cường chỉ đạo chuyển đổi số trong giáo dục và triển khai thí điểm học bạ số Hà Nội triển khai học bạ số ở tất cả các trường phổ thông từ năm học 2024 - 2025 |
Phát huy lợi ích
Học bạ số là học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số. Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập; đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin). Triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục. Đây cũng là giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT...
Trước khi thí điểm học bạ số cấp tiểu học, công tác chuyển đổi số ngành GD&ĐT Hà Nội đã đồng bộ, thống nhất. |
Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học và chính thức thí điểm từ tháng 4/2024. Để thực hiện tốt nội dung này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 150 đại biểu dự trực tiếp và trên 2.500 đại biểu dự trực tuyến. 100% Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch triển khai, chuẩn bị nguồn lực, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thí điểm học bạ số của từng đơn vị. 100% trường tiểu học được trang bị đầy đủ máy tính kết nối Internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo. 100% giáo viên, nhân viên các trường học đều có thể tham gia sử dụng hệ thống quản lý thông tin giáo dục chuyên ngành, dữ liệu về học sinh…
Chia sẻ về những tiện ích của học bạ số, cô giáo Nguyễn Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai) cho biết, năm học 2023 - 2024 vừa qua, cô đã giảm nhiều áp lực về sổ sách cuối năm khi nhập liệu thành công học bạ số của hơn 40 học sinh trên cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT. Trước đây, sử dụng học bạ giấy, giáo viên tốn nhiều thời gian để điền thông tin học bạ, cập nhật điểm, ký tay cho tất cả học bạ… Hơn nữa, nếu sai sót rất khó điều chỉnh. Học bạ số đã phần nào giải quyết được những khó khăn đó.
Tương tự, tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A (quận Bắc Từ Liêm), việc cập nhật dữ liệu thông tin học bạ cho hơn 1.000 học sinh diễn ra thuận lợi. Theo cô giáo Nguyễn Thị Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Ngạc A), học bạ được số hóa giúp nhà trường tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý. “Trước đây, việc ký tên vào từng học bạ giấy mất nhiều thời gian cho cán bộ quản lý. Khi thực hiện số hóa, chỉ cần một cú nhấp chuột, Hiệu trưởng có thể ký đồng loạt toàn bộ học bạ của học sinh trong trường”, cô giáo Nguyễn Thị Hương chia sẻ.
Tại huyện Thạch Thất, trong quá trình triển khai thí điểm học bạ số, tổ công tác của Phòng GD&ĐT huyện cùng các nhà trường đã tích cực tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cách làm. “Với sự tập trung, cố gắng, huyện Thạch Thất đã đạt được kết quả nhất định trong triển khai thí điểm học bạ số. Cụ thể: Tất cả các trường tiểu học công lập, ngoài công lập trên địa bàn đã tham gia thí điểm học bạ số; 100% học bạ của học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 được ký phát hành và gửi thành công lên hệ thống. Thạch Thất đã hoàn thành chỉ tiêu triển khai học bạ số theo đúng kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội”, ông Đỗ Toàn Thắng (Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Thất) thông tin.
Số hóa học bạ tại tất cả trường phổ thông
Thông tin tại Hội nghị tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, triển khai học bạ số cấp học phổ thông năm học 2024 - 2025 vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Hà Nội là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về kết quả triển khai học bạ số cấp tiểu học. Tính đến ngày 24/6, có 27.533/29.093 giáo viên, nhân viên các trường tiểu học đã được trang bị chữ ký số cá nhân (đạt tỷ lệ 94,64%). Số học bạ được ký số trên tổng số học sinh tiểu học tính đến ngày 31/7 đạt 97,6%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, quá trình triển khai cũng cho thấy còn có những khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn như: Phát sinh các chi phí về chữ ký số, hạ tầng thiết bị, lưu trữ và vận hành hệ thống dữ liệu học bạ số; giáo viên phải sử dụng điện thoại, thiết bị của cá nhân để cài đặt phần mềm quản lý chữ ký số; một số loại điện thoại chưa tương thích với phần mềm đòi hỏi phải nâng cấp, thay thế thiết bị… Từ kết quả thí điểm đối với cấp tiểu học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát động việc triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố từ năm học 2024 - 2025.
Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ) nhận định, thành công bước đầu của thí điểm học bạ số là bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục, hướng tới hệ thống giáo dục hiện đại và hiệu quả hơn. Triển khai học bạ số cho thấy việc áp dụng công nghệ số vào quản lý và theo dõi quá trình học tập của học sinh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Không chỉ giúp giảm bớt công việc giấy tờ cho giáo viên, học bạ số còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi tiến độ học tập của học sinh, giúp phụ huynh và giáo viên nhanh chóng tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời với những trường hợp cần thiết.
“Trường THPT Tây Hồ sẽ chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết từ cơ sở hạ tầng, công nghệ, đội ngũ, nhân lực đến đào tạo, tập huấn, sẵn sàng tiếp nhận và triển khai học bạ số hiệu quả nhất”, thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40