Ghi nhận từ một xã ven đô về văn minh cưới hỏi

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy và Kế hoạch số 37 của huyện ủy Ứng Hòa về Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn, xã Cao Thành (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 
thuc hien nep song van minh cuoi hoi ghi nhan tu mot xa ven do Quyết tâm thay đổi “lệ làng”…
thuc hien nep song van minh cuoi hoi ghi nhan tu mot xa ven do Kỳ 3: Sao lại xé rào?
thuc hien nep song van minh cuoi hoi ghi nhan tu mot xa ven do Xây dựng nếp sống văn minh tại khu chung cư
thuc hien nep song van minh cuoi hoi ghi nhan tu mot xa ven do Hành vi đẹp cho cuộc sống đẹp

Gần 100% lễ cưới trên địa bàn được tổ chức đảm bảo tinh thần “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm”, không có hiện tượng thách cưới bằng tiền mặt hoặc lễ vật cầu kỳ. Việc tổ chức thành công cưới, hỏi văn minh ở một xã ven đô là mô hình cần nhân rộng.

Các đoàn thể cùng vào cuộc

Đám cưới chỉ diễn ra trong một ngày với phương châm “nhiều không” như: Không thách cưới bằng tiền mặt; không lễ vật cầu kỳ; không mời tràn lan; không hút thuốc lá; không chơi cờ bạc; không mở loa đài công suất lớn trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm… là những nhắc nhở cửa miệng của người dân với nhau mỗi khi trong làng, ngoài xóm tổ chức đám cưới.

Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Trọng Tiến – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cao Thành cho biết: Khi Chỉ thị 11 của Thành ủy và Kế hoạch số 37 của huyện ủy Ứng Hòa được phổ biến trong xã đã nhanh chóng nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân. Minh chứng dễ thấy là, qua 5 năm triển khai tổ chức và thực hiện, đại đa số người dân trên địa bàn đã nhận thức được lợi ích của việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi. Nhà văn hóa là địa điểm tổ chức của hàng chục hộ gia đình trên địa bàn. Tinh thần tổ chức hôn lễ “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm” luôn được đề cao.

thuc hien nep song van minh cuoi hoi ghi nhan tu mot xa ven do
Một đám cưới tập thể được tổ chức ở huyện Ứng Hòa. Ảnh: Trang Thu

“Qua một thời gian triển khai Chỉ thị 11, hiện đa số người dân trên địa bàn đã nhận thức được những lợi ích của việc thực hiện nếp sống văn minh này. Dễ thấy nhất là các đám cưới đều giảm đáng kể số khách mời. Nhiều đám cưới được tổ chức tại nhà văn hóa thôn hết sức tiết kiệm nhưng vẫn trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống. Việc tổ chức lễ cưới tại nhà văn hóa của thôn đã góp phần tích cực tạo không khí vui tươi, gắn kết cộng đồng” – ông Nguyễn Huy Hanh – Phó Bí thư Đảng ủy xã Cao Thành hồ hởi.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Cao Thành, để người dân nhận thức và thay đổi thói quen thì phương châm “cùng vào cuộc” của các đoàn thể địa phương là hết sức quan trọng. Theo đó, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hàng tháng Cao Thành đều tổ chức họp giao ban khối Dân vận, họp Đảng ủy và triển khai phổ biến tới từng chi bộ. Đặc biệt, khi có gia đình trong xã chuẩn bị tổ chức đám cưới, các đoàn thể tổ chức của địa phương đều đến để vận động tuyên truyền.

“Lực lượng cán bộ đảng viên và đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nhưng chính người dân lại là những người giám sát tốt nhất việc thực hiện những chỉ thị và chủ trương này. Việc này không chỉ giúp cán bộ, đảng viên có ý thức thực hành tiết kiệm mà người dân cũng đồng tình hưởng ứng” - ông Nguyễn Huy Hanh nhấn mạnh.

Cưới theo nếp sống mới hay vì nhiều lẽ. Chẳng hạn, từng có nhiều nhà khó khăn, lo cưới xong rồi lại lo trả nợ cả trăm triệu. Đám cưới theo nếp sống mới vừa đỡ tốn kém lại được nhiều cơ quan tổ chức quan tâm, vun vén. Quan trọng là cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, được quan viên hai họ, bạn bè, chính quyền chấp nhận, chúc phúc. Mỗi khi trong họ hàng có đám cưới, người cao tuổi như chúng tôi đều nói cho con cháu hiểu những điều này và thực hiện tổ chức cho phù hợp thực tiễn.

Thay đổi thói quen

Theo tìm hiểu, để đẩy mạnh việc cưới văn minh, UBND xã Cao Thành đã tích cực cải cách công tác hoàn thiện thủ tục đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn. Cụ thể, xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn tại trụ sở UBND một cách trang trọng, tạo ấn tượng tốt cho các cặp vợ chồng trẻ. Các cặp đôi khi đến đăng ký đều được cán bộ tư pháp tư vấn về Luật Hôn nhân gia đình và tuyên truyền vận động các đôi và gia đình thực hiện tốt các quy định trong Chỉ thị 11 của Thành ủy. “Qua 5 năm triển khai Chỉ thị 11 trên địa bàn xã, tính từ tháng 10/2012 đến tháng 5/2017 toàn xã có 209 cặp đăng ký kết hôn tại UBND. Những cặp này đều được xã phổ biến tuyên truyền thực hiện việc cưới theo nếp sống mới. Về cơ bản, các hôn lễ đều thực hiện đúng theo tinh thần vui tươi, tiết kiệm đề ra” – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cao Thành cho biết.

Có một điểm đặc biệt liên quan đến cưới xin ở xã Cao Thành đó là, phần lớn những cặp đôi đều coi ngày đăng ký kết hôn ở trụ sở UBND là thời điểm trọng đại gắn kết hôn nhân, ngày tổ chức lễ cưới chỉ mang tính thông báo tới họ hàng, làng xóm. Ồng Nguyễn Huy Hanh nói, các đôi đến trụ sở UBND xã thường coi ngày đăng ký là thời điểm quan trọng nhất. Trước khi đến họ đều xem ngày, giờ đẹp để ra đăng ký. Sau khi các gia đình liên hệ với xã, về phía địa phương cũng rất hoan nghênh và sẵn sàng làm việc, kể cả ngày nghỉ để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.

Nhắc đến sự thay đổi trong nếp cưới ở xã Cao Thành, ông Nguyễn Tiến Ích – Chủ tịch hội Người cao tuổi cho biết: Có thời điểm, trong làng xã việc tổ chức cưới hỏi hết sức rườm rà. Nhiều đám cưới ít cũng 70 - 80 mâm, có đám cưới lên đến cả 120 - 150 mâm. Tuy nhiên, ít năm gần đây, người dân đều nhận thấy việc cưới theo nếp sống mới hay và phù hợp hoàn cảnh thực tế. Ông ích cho rằng, Cưới theo nếp sống mới hay vì nhiều lẽ. Chẳng hạn, từng có nhiều nhà khó khăn, lo cưới xong rồi lại lo trả nợ cả trăm triệu. Đám cưới theo nếp sống mới vừa đỡ tốn kém lại được nhiều cơ quan tổ chức quan tâm, vun vén. Quan trọng là cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, được quan viên hai họ, bạn bè, chính quyền chấp nhận, chúc phúc. Mỗi khi trong họ hàng có đám cưới, người cao tuổi như chúng tôi đều nói cho con cháu hiểu những điều này và thực hiện tổ chức cho phù hợp thực tiễn.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Xem thêm
Phiên bản di động