Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

Một trong những “không gian” để nét đẹp của người Hà Nội được thể hiện rõ nhất chính là lễ hội. Người Hà Nội có văn minh, thanh lịch hay không, phần nào đó thể hiện ở cách họ ứng xử với văn hóa dân gian truyền thống. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Cùng xây dựng người Hà Nội văn minh Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực con người Hà Nội Chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

PV: Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, trong đó nội dung của Chỉ thị nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Xin ông cho biết mối liên quan giữa văn hóa ứng xử của người Hà Nội và văn hóa dân gian?

Ông Phùng Hoàng Anh: Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất so với các địa phương khác. Hằng năm, Thủ đô có trên 1 nghìn lễ hội được diễn ra trong tổng số gần 8 nghìn lễ hội của cả nước. Cùng với các lễ hội ở Việt Nam, những lễ hội ở Hà Nội đều mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người dân Thủ đô và du khách. Các hoạt động trong lễ hội Hà Nội đều gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh của cộng đồng và dân tộc.

Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam).

Lễ hội là nơi tụ họp, tụ hội rất nhiều thành viên trong và ngoài cộng đồng cùng tham dự, trong đó có sự ứng xử của các nhóm người với những xu hướng, tâm lý, hành vi khác nhau. Câu hỏi đặt ra là, nếu tham gia lễ hội các thành viên có văn hóa ứng xử tốt thì sinh hoạt lễ hội diễn biến ra thế nào? Và nếu văn hóa ứng xử thấp thì lễ hội sẽ diễn ra như thế nào?

Bàn về văn hóa ứng xử trong lễ hội là bàn về nhận thức, hành vi của từng cá nhân và nhóm người, đám đông trong quá trình tham gia lễ hội. Tôi cho rằng, cách mà con người ứng xử với lễ hội - di tích chính là một phần trong cốt cách của mỗi người, nó là cách “ứng xử nơi công cộng” kèm theo với sự tôn trọng, trân trọng văn hóa truyền thống. Chúng ta sẽ không thể đánh giá một cộng đồng là “văn minh” nếu nhìn thấy họ đối xử với văn hóa truyền thống một cách thiếu tôn trọng và bừa bãi.

PV: Văn hóa ứng xử là vấn đề được bàn khá nhiều trong đời sống xã hội. Vậy theo ông, văn hóa ứng xử trong lễ hội khác với văn hóa ứng xử trong đời sống thường nhật như thế nào?

Ông Phùng Hoàng Anh: Đó là hành vi cá nhân trong một sinh hoạt văn hóa đặc thù gắn với một không gian tâm linh, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Nó khác với loại hình, văn hóa ứng xử khác trong đời sống thường nhật.

Trong sinh hoạt văn hóa lễ hội, ứng xử, ứng xử đúng với tinh thần văn hóa của các lễ hội là một hành vi rất cần thiết và quan trọng cần được quán triệt, tuyên truyền cho các thành viên cộng đồng khi tham gia lễ hội; có thể xem đó là “hành trang” tất yếu mà mỗi cá nhân, đám đông cần có khi đến với các loại hình lễ hội.

Hà Nội đã, đang và cần hướng tới các giá trị ứng xử tốt đẹp khi tham gia lễ hội và hạn chế bớt, tiến tới loại bỏ các lời nói, thái độ, hành vi không tốt đẹp diễn ra tại các lễ hội.

PV: Như ông nói để có văn hóa ứng xử trong lễ hội đúng thì một trong yếu tố cấu thành là “hành vi” của những người tham gia lễ hội. Vậy, để xây dựng “văn hóa ứng xử trong lễ hội”, chúng ta cần phải làm gì với “hành vi” ấy?

Ông Phùng Hoàng Anh: Tôi cho rằng không chỉ hành vi của những người tham gia lễ hội, mà còn có cả hành vi của những người tổ chức lễ hội. Trong những năm qua, dù công tác tổ chức lễ hội ở Hà Nội được chuẩn bị kỹ lưỡng, song vẫn có một số nơi xảy ra hình ảnh chưa đẹp, thậm chí có nhiều hành vi biến tướng từ các đơn vị tham gia tổ chức. Đặc biệt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nhưng hoạt động này cũng nảy sinh không ít vấn đề như hiện tượng trục lợi tín ngưỡng, mê tín dị đoan, lãng phí,…

Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Một trong những “không gian” để nét đẹp của người Hà Nội được thể hiện rõ nhất chính là lễ hội.

Vì vậy, để từng bước nâng cao chất lượng văn hóa ứng xử trong lễ hội thời gian tới Hà Nội cần có các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia lễ hội, tạo lập thái độ đúng, tích cực, có văn hóa khi ứng xử với lễ hội - di tích.

PV: Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô?

Ông Phùng Hoàng Anh: Trong sự nghiệp phát triển văn hóa, vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện được thành phố Hà Nội xác định là một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt, góp phần thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hiện đại, văn minh, giàu bản sắc văn hóa và xứng tầm với vị thế Thủ đô trong thời kỳ mới.

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, trở thành niềm tự hào của cả nước.

Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa, ẩm thực, lễ hội… Tuy nhiên, Hà Nội cũng nhìn nhận, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Điều đó có nguyên nhân khách quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Vì vậy, để phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô, cần có một kế hoạch trước mắt và dài hạn, một lộ trình tư duy khoa học, quản lý theo hướng bền vững thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, hào hứng, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khép lại.
Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách - Hành trang pháp lý”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia uy tín; không chỉ lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn khẳng định vai trò của sách trong hành trình bảo vệ công lý.
Công nhân giỏi đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

Công nhân giỏi đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân vừa tổ chức kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1986 - 1/5/2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” và các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ); phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1978/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4

Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Cụ thể, xăng RON 95, hôm nay được điều chỉnh tăng 780 đồng/lít, lên mốc 19.000 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 740 đồng/lít…
Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Để tránh tình trạng các đối tượng giả mạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi các hoạt động ủng hộ, quyên góp nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, cơ quan, doanh nghiệp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý các tài khoản, website giả mạo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa của Hội.
Quản trị chi phí hiệu quả, tối ưu lợi ích cùng thẻ tín dụng doanh nghiệp VIB Business Card

Quản trị chi phí hiệu quả, tối ưu lợi ích cùng thẻ tín dụng doanh nghiệp VIB Business Card

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), thẻ tín dụng VIB Business Card mang lại giá trị vượt trội hơn một công cụ chi tiêu thông thường. Thẻ không chỉ giúp giải quyết bài toán thanh toán một cách hiệu quả mà còn tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp. VIB Business Card nổi bật trên thị trường khi là một trong số ít các dòng thẻ tín dụng kết hợp khả năng kiểm soát chi phí, tối ưu dòng tiền, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tổng thể cho doanh nghiệp.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động