Văn minh hóa cưới xin: Mệnh lệnh của cuộc sống

Kỳ 3: Sao lại xé rào?

Cách đây 19 năm, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27 ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong cưới xin, việc tang, lễ hội. Khi đó, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện Chỉ thị này. Nhưng không hiểu vì sao, những năm sau đó, việc cưới xin lại ngày một tốn kém, phô trương…
ky 3 sao lai xe rao Kỳ 2: Nỗi lòng…
ky 3 sao lai xe rao Đám cưới xưa, đám cưới nay

Chỉ đạo rõ ràng

Năm 1998, khi đó đất nước mới thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa được hơn một thập kỷ, nhưng Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Từ nhiều năm qua, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa đã được thực hiện trong cả nước. Nhiều tỉnh, thành phố đã có những việc làm thiết thực đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn ấp văn hóa; bước đầu hình thành một số nghi thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, thuỷ chung của dân tộc”.

ky 3 sao lai xe rao
Một số đám cưới theo đời sống mới cũng đang được áp dụng và người dân đánh giá rất cao. (Ảnh minh họa: Internet)

Đặc biệt, Chỉ thị nhấn mạnh: “Những năm gần đây, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa - xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội.

Nhiều gia đình, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền, vì động cơ hiếu danh, vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có những trường hợp thực chất là "bán cỗ thu tiền"…Những hiện tượng trên trở thành những vấn đề xã hội nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cần kiệm, giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong, mỹ tục, ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần vật chất của nhân dân, ngày càng bị những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên án, không đồng tình”.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, trong đó có việc thiết lập nếp sống lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo những định hướng: Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội. “Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương”- Chỉ thị nhấn mạnh.

Thực hiện nghiêm minh

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, khi đó Đảng bộ Hà Nội và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố triển khai rất nghiêm túc. Ông Đức Hạp, nguyên cán bộ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (phân viện khu vực I Hà Nội) nhớ lại: “Đầu năm 1998, sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về văn minh trong cưới xin, đám hiếu… phân viện đã họp và triển khai rất nghiêm túc. Quan điểm của phân viện là cưới xin theo đời sống mới, không phô trương hình thức.

Để tiết kiệm chi phí cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức, trường đứng ra tổ chức đám cưới cho các đôi uyên ương ngay tại hội trường, nên rất vui và tiết kiệm”. Người viết cũng từng được chứng kiến những đám cưới rất đầm ấm theo đời sống mới. Không chỉ riêng Phân viện Hà Nội, khi đó tất cả các cán bộ, đảng viên làm trong cơ quan của hệ thống chính trị - đoàn thể xã hội - chính quyền đóng trên địa bàn Thành phố đều thực hiện rất nghiêm.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, việc triển khai Chỉ thị 27 cũng kéo dài được mấy năm, từ những năm 2004 đến nay chuyện cưới xin… đâu lại vào đấy; phô trương và tốn kém hơn. Là người thay mặt Bộ Chính trị ký Chỉ thị trên, nguyên: Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị (1997 - 2001) Phạm Thế Duyệt vì đang đi công tác, song trao đổi qua điện thoại với phóng viên cũng cho rằng: Việc ban hành chỉ thị mục đích để xây dựng đời sống văn hóa mới, con người mới; tránh những hủ tục rất phô trương, hình thức song lại lạc hậu.

Bình luận với PV về việc tại sao một thời gian qua hầu hết các địa phương đều “xé rào” trong việc thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị thì đều nhận được chung ý kiến, lỗi bởi “thực thi” không nghiêm. Kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực. Phú quý sinh lễ nghĩa, không mâm cao cỗ đầy có thể bị xếp vào dạng “hà tiện”. Mà một khi đã “bày” ra đồng nghĩa với việc phải thu tiền về, nếu không mời khách khứa đông gia chủ sẽ bị lỗ.

Còn trên góc độ văn hóa, ông Đặng Mai Hồng, chuyên gia nghệ thuật học cho rằng đó là lỗi hệ thống của chính mỗi chúng ta. Ở đâu cũng tổ chức đình đám, nhà nào cưới con cũng tổ chức linh đình, mình không thể làm khác được. “Trong việc này, vai trò của các cấp chính quyền, mỗi cán bộ, đảng viên đã quan trọng thì vai trò của truyền thông còn quan trọng hơn”- ông Hồng cho hay.

Bình luận với PV về việc tại sao một thời gian qua hầu hết các địa phương đều “xé rào” trong việc thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị thì đều nhận được chung ý kiến lỗi bởi “thực thi” không nghiêm. Kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực. Phú quý sinh lễ nghĩa, không mâm cao cỗ đầy có thể bị xếp vào dạng “hà tiện”.

Mà một khi đã “bày” ra đồng nghĩa với việc phải thu tiền về, nếu không mời khách khứa đông gia chủ sẽ bị lỗ. Còn trên góc độ văn hóa, ông Đặng Mai Hồng, chuyên gia nghệ thuật học cho rằng đó là lỗi hệ thống của chính mỗi chúng ta. Ở đâu cũng tổ chức đình đám, nhà nào cưới con cũng tổ chức linh đình, mình không thể làm khác được. “Trong việc này, vai trò của các cấp chính quyền, mỗi cán bộ, đảng viên đã quan trọng thì vai trò của truyền thông còn quan trọng hơn”- ông Hồng cho hay.

L.Hà - P.Bùi

Kỳ 4: Phải văn minh hóa cưới xin

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động