Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Bản hùng ca “sông Hồng cuộn sóng” Hào hùng “Điện Biên Phủ trên không”

Đây là hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 70 năm ngày ký Hiệp định Genevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954 - 21/7/2024) và trao trả tù binh theo nội dung Hiệp định. Trưng bày khai mạc từ 26/4, được chia làm 3 phần: “Chín năm làm một Điện Biên”, “Những trang hồi ức” và “Trao trả”.

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng
Trưng bày “Khoảng trời mới” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lực lượng vũ trang cùng nhân dân cả nước đã đồng lòng, chung sức giành được nhiều thắng lợi quyết định trên chiến trường Việt Nam. Trong đó, tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 quân địch, trong đó có tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi chấn động địa cầu, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 21/7/1954, Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ), công nhận nền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia.Thắng lợi của các chiến dịch là tiền đề cho khúc khải hoàn ca Điện Biên toàn thắng.

Sau nội dung “Chín năm làm một Điện Biên”, ở nội dung thứ hai “Những trang hồi ức”, kể lại câu chuyện về các binh lính, sĩ quan Pháp bị bắt, giam ở các chiến trường được chứng kiến những khó khăn, gian khổ, được tìm hiểu về cuộc chiến tranh và tình người ấm áp của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tù binh không những được cứu chữa khi bị thương, chăm sóc khi ốm đau mà còn được đảm bảo chế độ sinh hoạt, được nhận thư nhà, có điều kiện giải trí cho đến ngày được trao trả về nước.

Theo tư liệu của Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đồng chí Lưu Thanh, Giám đốc Trại tù binh Biên giới chia sẻ: Sau chiến dịch Biên giới, bộ đội giải về lốc nhốc từng đoàn tù binh trong khi Trại tù binh biên giới mới thành lập thiếu thốn mọi bề... Vấn đề gay go nhất là lo chạy gạo cho tù binh ăn, chưa nói thuốc men, quần áo. Trong những tháng đầu, Tổng cục Cung cấp phát cho trại phiếu lĩnh gạo ở các kho lương thực của quân đội... Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng và Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh rất quan tâm nhưng khả năng của địa phương có hạn... Cuối cùng trại đành vay gạo của dân, dân hết gạo thì vay ngô, rồi nhờ cối của dân mà xay. Cán bộ, chiến sỹ cũng ăn ngô… Tiền chưa có, anh em mua chịu của dân bí ngô, rau xanh, cả lợn, bò, trâu. Đến hạn trả nợ dân, Cục chưa gửi tiền lên kịp, đành khất nợ dân.

Các binh lính, sĩ quan Pháp trong Trại tù binh sỹ quan số 1 kể lại: “Ở đây, không có gì giống trại tù binh cổ điển, cái “lồng” kẽm gai có những chòi canh bảo vệ, bao quanh bởi con đường tuần tra. Chúng tôi ở một làng Việt Nam yên bình với những căn nhà sàn lợp rơm hoặc lá cọ, với những cây chuối, gà, vịt, lợn, trâu. Chúng tôi trông ra những đồng ruộng êm đềm lần lượt ngả màu vàng, xanh, nâu, ngập lụt tùy theo mùa. Chúng tôi được phân công theo nhóm khoảng mười hai người ở hoặc với dân, hoặc trong những căn nhà gỗ mà chúng tôi xây dựng”. Còn y tá Geneviève de Gallard - nữ tù binh duy nhất tại Điện Biên Phủ đã trả lời phóng viên khi ấy: “Nếu biết được lòng khoan dung của Cụ Hồ và nhân dân Việt Nam thì tôi đã xin làm tù binh sớm hơn”.

Sau khi Hiệp định Genevơ được ký kết (21/7/1954), Chính phủ Việt Nam và Pháp tiến hành trao trả những người bị hai bên giam giữ. Chính phủ Việt Nam nghiêm túc thực hiện trao trả toàn bộ tù binh theo từng đợt, trước hết là những người bị thương nặng tiếp đến là những người bị thương nhẹ, bị ốm.

Về phía Pháp cố ý trì hoãn, không trao trả đúng quy định, thậm chí trao trả người không có tên trong danh sách hoặc có tên mà không có người... Nhưng trước tinh thần đấu tranh của các tù binh, tù chính trị cùng sự ủng hộ của quân và dân địa phương đã buộc quân đội Pháp thực hiện việc trao trả theo thỏa thuận của Hội nghị Quân sự Trung Giã.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo thế và lực cho Chính phủ Việt Nam trên mặt trận ngoại giao. Tại Thụy Sĩ, Chính phủ Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Genevơ, rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Cũng thời điểm này, tại Việt Nam, Hội nghị Quân sự Trung Giã được tổ chức và đạt được thỏa thuận về ngừng bắn và trao trả tù binh. Thông tin lan truyền tới các nhà tù thực dân, những người tù đã mưu trí, đoàn kết, bền bỉ tổ chức đấu tranh buộc địch phải trao trả. Trong giây phút hân hoan được trở về, những chiến sĩ cách mạng cảm động ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió và hòa mình trong vòng tay yêu thương của người thân và đồng đội đang đón chào.

Tại bãi biển Sầm Sơn, hàng ngàn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, người thân tay cầm cờ, hoa, khẩu hiệu hân hoan chào đón anh em… Tất cả tù nhân cởi bỏ quần áo của địch và mặc quần áo mới. Anh em vui mừng cảm động ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tung bay trước gió và sung sướng hít thở bầu không khí tự do, giải phóng và chìm đắm trong tiếng hoan hô vang dậy, trong vòng tay trìu mến của người thân và đồng chí.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng nay (27/7), tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ.
“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động