Lặng lẽ xương rồng
Nhan sắc tháng Tư Rập rờn mùa bướm cao nguyên |
Ảnh minh họa |
Tôi nhớ, ngày còn nhỏ đã nghe ba tôi kể chuyện rằng, "hễ thấy tên ai viết lên cây thì người đó không bao giờ quên mình". Chẳng biết thật hay đùa nhưng hàng ngày, những đứa trẻ chăn trâu chăn bò làng tôi ngày ấy tinh nghịch thường viết đủ thứ chữ nghĩa linh tinh hay vẽ chi chít lên cây xương rồng. Có đứa chân không dép, xuýt xoa khi dẫm phải gai xương rồng nhức đến thấu xương. Lại nhớ thời đại học, đứa bạn thân chép tặng trong cuốn sổ tay cho tôi bài thơ “Hoa xương rồng” của Nguyễn Phương Nga nhân ngày sinh nhật, đoạn thơ đầu tiên: “Mỗi con người như một loài cây/ Đến ngày sinh - một lần hoa đơm trái/ Bạn là hồng nhung sắc hương tỏa mãi/ Tôi tựa cây xương rồng cằn cỗi chông gai….” đã cho tôi nhiều ý vị về cuộc sống, con người.
Bây giờ, xương rồng đã xuất hiện nhiều trong thú chơi cây cảnh. Nhờ công nghệ, kỹ thuật cấy ghép, xương rồng như một “đại gia đình” với nhiều chủng loại lạ, độc đáo hơn. Có cây đến mười lăm, mười sáu khía, thân cây đa dạng như trụ đứng, dây bò, hình nón, chóp cụt... duyên dáng trong bát sành, bát sứ nhỏ để trang trí trên bàn, trên kệ sách. Và hoa xương rồng vì thế cũng không còn giản đơn là trắng hay vàng nhạt mà màu sắc phong phú. Mỗi loại xương rồng sẽ có các hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ đỏ màu hồng, vàng, cam hay các màu xanh, tím, trắng… Hình dạng hoa xương rồng thường giống như hoa quỳnh hay hoa thanh long, đẹp và trang nhã.
Một chiều, bước chân tôi lang thang về với biển, gió biển lồng lộng mát rượi làm dịu đi cái nắng chói chang. Đâu đó vẫn còn những bụi xương rồng vẫn còn ẩn mình lẻ loi, khép nép những bông hoa vàng nhạt giữa cát bỏng gió bay. Chợt nghĩ, hoa xương rồng hoang vẫn đẹp, trinh nguyên trong ký ức của bao người, để rồi một ngày ai đó nhìn thấy xương rồng cũng thao thiết muốn được trở về quê.
Với riêng tôi, ký ức tuổi thơ, quê nhà với xương rồng vẫn luôn khởi nguồn cho nhiều bài học trong hành trình cuộc đời. Thầm nghĩ, có sự lay động trong tâm khảm từ mỗi cây lá, sắc hoa khiêm nhường ấy. Vẫn lặng lẽ xương rồng…
Hồ Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40