Gặp lại người cận vệ được Bác Hồ đặt tên

(LĐTĐ) Sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Bộ phận đi cùng Bác rất gọn chỉ có 8 người, làm đủ mọi việc, từ công tác văn phòng, thư ký đến bảo vệ, liên lạc hậu cần... 8 cán bộ, chiến sĩ được Bác đặt tên dịp này gồm: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, nay chỉ còn ông Tạ Quang Chiến.
gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà
gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten Tự hào là người cận vệ của Bác

Được bảo vệ Bác khi mới 20 tuổi

Bước sang tuổi 95, dù không còn khoẻ, những mỗi khi nhắc về những kỷ niệm khi được trực tiếp bảo vệ Bác, khuôn mặt ông Chiến lại toát lên cảm xúc hân hoan xen lẫn tự hào khó tả.

Ông Tạ Quang Chiến (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Văn), tham gia cách mạng năm 1943, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông vinh dự được phục vụ Bác Hồ hơn chục năm, đến năm 1957 chuyển công tác khác. Ông từng là Bí thư Trung ương Đoàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Đại biểu Quốc hội khoá XII, hiện ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten
Chân dung ông Tạ Quang Chiến.

Ông Chiến kể: Tôi quê Hải Dương nhưng lại sinh ở Thanh Hóa. Ngay từ thuở nhỏ, tôi được theo cha mẹ sinh sống ở Hà Nội. Sau cách mạng Tháng Tám thành công, một vinh dự đặc biệt đến với tôi, vào thời điểm cuối năm 1945, cùng với anh Võ Chương, hai chúng tôi đang công tác ở đội thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu thì được đồng chí Nguyễn Huy Khôi, tức Trần Quang Huy, Bí thư Thành uỷ giới thiệu và được đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Sao Đỏ) tuyển chọn bổ sung vào tổ cận vệ Bác Hồ. Lúc đó tôi vừa tròn 20 tuổi.

Với danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, tháng 8 năm 1945, hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc nước ta. Chỉ trong vòng hơn một tháng chúng đã chiếm đóng các vị trí từ vỹ tuyến 16 trở ra, quấy rối, phá hoại cách mạng. Thậm chí chúng còn tổ chức những cuộc biểu tình phản cách mạng, kích động bạo loạn, âm mưu lật đổ chính quyền của ta mới thành lập. Mặt khác, chúng còn tổ chức bắt cóc, ám sát, gây rối chính trị và trật tự xã hội.

Để tỏ lòng quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và cũng là để giữ bí mật, Bác đặt tên cho các chú là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

Rồi Bác chỉ vào từng người theo thứ tự đang quây quần bên Bác để đặt tên. Vừa đúng tám chữ trong khẩu hiểu và cũng vừa đủ cho tám người.

“Trước tình hình đó, các đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng và Trần Quốc Hoàn thấy cần phải tăng cường công tác bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên đã tuyển chọn bổ sung thêm người hiểu biết tình hình và địa bàn Thủ đô vào tổ cận vệ và phục vụ Bác Hồ. Chính vì lẽ đó, tôi và anh Võ Chương cùng một số anh chị em khác đang công tác ở Hà Nội như anh Vũ Long Chuẩn, Vũ Đình Huỳnh về làm thư ký cho Bác, chị Lê Thị Thanh, chị NguyễnThị Thái về nấu cơm cho Bác” – ông Chiến cho biết.

Những ngày đầu tiếp xúc và làm quen với công việc, ông được đồng chí Nguyễn Văn Lý (tức Hoàng Hữu Kháng) là người phụ trách tổ cận vệ và các đồng chí như Ngọc Hà (Chu Phương Vương), Văn Lâm, Nam Long, Trần Đình là những người đã từng bảo vệ Bác ở trên căn cứ Tân Trào giúp đỡ, kèm cặp và truyền kinh nghiệm.

Trong đó, đồng chí Nguyễn Văn Lý là người thẳng tính, cương trực và quyết đoán, khiến ông Chiến rất kính nể, coi như anh cả trong gia đình. Những ngày đầu chập chững với công việc, trong mỗi chuyến đi bảo vệ Bác, ông Chiến thường được bố trí đi cùng Bác đến thăm các vị nhân sĩ, trí thức ở Hà Nội, bảo vệ Bác dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I hoặc bảo vệ Bác đi các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình...

Đúc rút từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các đàn anh lớp trước, dần dần ông Chiến đã đảm đương được nhiệm vụ. “Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, ngày 2/12/1946, tôi và các anh Nguyễn Văn Lý, Chu Phương Vương, Trần Đình được Văn phòng Chủ tịch nước ra quyết định công nhận được đi theo bảo vệ Bác Hồ. Chúng tôi được hưởng một khoản tiền đặc cách là 250 đồng.

Điều phấn khởi của chúng tôi không phải vì được hưởng một khoản tiền phụ cấp mà là được cấp trên tin tưởng giao cho trọng trách bảo vệ an toàn cho Bác. Đó là nguồn động viên, khích lệ để chúng tôi đem hết khả năng sức lực của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” – ông Chiến xúc động cho biết.

“Vẫn tên là Chiến!”

Nhớ về kỷ niệm được Bác Hồ đặt tên, ông Chiến chậm rãi kể: Sau khi ra Lời kêu gọi quốc kháng chiến 19/12/1946, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Một số cán bộ phục vụ Bác từ những ngày đầu Chính phủ thành lập, nay cùng Bác trở về chiến khu. Bộ phận đi cùng Bác rất gọn chỉ có 8 người, làm đủ mọi việc, từ công tác văn phòng, thư ký đến bảo vệ, liên lạc hậu cần... phục vụ Bác.

Sau hai tháng rời Hà Nội, Bác dừng chân tại một số địa điểm thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây (nay là Hà Tây) và Phú Thọ, cùng Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến vừa mới bùng nổ. Đầu tháng 3/1947, Bác tới xã Cổ Tiết, nằm bên sông Hồng, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sáng 6/3/1947, Bác gọi anh em đến hội ý. Tám anh em phục vụ quây quần bên Bác.

Sau khi căn dặn anh em phải tuyệt đối giữ bí mật trong mọi công việc, Bác nói, giọng trầm ấm: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta mới bắt đầu và còn lâu, gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Từ hôm nay, để tỏ lòng quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và cũng là để giữ bí mật, Bác đặt tên cho các chú là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Rồi Bác chỉ vào từng người theo thứ tự đang quây quần bên Bác để đặt tên.

Vừa đúng tám chữ trong khẩu hiểu và cũng vừa đủ cho tám người. Tất cả tám cán bộ chiến sĩ phục vụ Bác, không ai bảo ai, sung sướng nhận tên Bác đặt cho mình. Bác nói tiếp: Nhiệm vụ của Bác hiện nay là cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo kháng chiến đến thắng lợi. Đó vừa là nhiệm trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Bác đặt tên cho các chú như vậy để hàng ngày khi nhìn thấy hoặc gọi tên các chú, các chú trở thành khẩu hiệu sống bên cạnh Bác, nhắc nhở Bác hoàn thành nhiệm vụ.

“Những ngày ở Việt Bắc, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ. Ngoài trách nhiệm bảo vệ, anh em chúng tôi còn lo cơm nước cho Bác và chăm sóc Bác lúc ốm đau. Mỗi khi thấy Bác mệt, kém ăn, mất ngủ, lòng chúng tôi se lại, thương Bác vô cùng và cảm thấy mình như có lỗi với Bác” – ông Chiến rưng rưng xúc động.

Biết ông Chiến giỏi bơi lội, trong những lần bảo vệ Bác đi thăm các đơn vị, địa phương ở nơi xa, qua sông, suối hoặc những lúc Bác đi tắm, đồng chí Kháng thường bố trí ông đi cùng để bảo vệ an toàn cho Bác. Những chuyến công tác Bác thường đi bộ là chủ yếu, Bác đi bộ rất nhanh và khoẻ. Mỗi ngày đi được khoảng từ 50 km đến 70 km. Để đỡ mệt nhọc, Bác thường vừa đi đường vừa kể chuyện vui cho các chiến sĩ nghe.

Bác thường nhắc nhở đội cận vệ chuẩn bị gậy chống để tránh đường trơn, dễ leo dốc và làm vũ khí đề phòng thú dữ, rắn rết. Bác quan tâm đến đội cận vệ từ chi tiết nhỏ nhất như vậy. Ông Chiến kể, năm 1955, sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, mấy anh em lại có dịp quây quần bên Bác, liền thưa: “Thưa Bác, nay ta đã hoà bình rồi, xin Bác cho đổi tên đồng chí Kháng là Hoà, đồng chí Chiến là Bình ạ”.

Nghe vậy, Bác liền phẩy tay, nói: “Không được!”. Rồi Người giải thích: “Có kháng chiến mới có hoà bình. Chống Pháp mấy năm qua mới chỉ kết thúc một chặng đường. Các chú không thấy rằng, đế quốc Mỹ lăm le nhảy vào miền Nam sao? Cuộc kháng chiến chống Mỹ rồi đây còn ác liệt gấp bội.

Sắp tới, ta đánh Mỹ mất 20 năm mới có hoà bình thật sự. Hai chú này – Bác chỉ vào anh Kháng rồi sang tôi: Vẫn tên là Kháng, là Chiến. Có kháng chiến mới có hoà bình...”. Nghe Người giải thích vậy, chúng tôi như tự nói với mình, sao mà nghĩ nông nổi quá! Như ta biết, không ngờ đó là lời tiên đoán kỳ tài.

Đầu năm 1957, ông Chiến thôi làm công tác cảnh vệ và được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc, sau đó sang Liên Xô học tiếp về chuyên ngành sử. Những năm sau này dù qua các cương vị công tác khác nhau, nhưng thời gian hơn 10 năm được bảo vệ phục vụ Bác Hồ đã để lại trong lòng ông Tạ Quang Chiến một dấu ấn rất sâu sắc không bao giờ có thể phai mờ mà mỗi khi có dịp nhắc lại, lòng ông lại dâng lên một cảm xúc khó tả xen lẫn tự hào.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

(LĐTĐ) Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn mới về chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Cảnh sát giao thông bàn giao tài sản cho người dân bị đánh rơi

Cảnh sát giao thông bàn giao tài sản cho người dân bị đánh rơi

(LĐTĐ) Sáng 1/5, Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tổ công tác của đơn vị đã nhặt được chiếc ví và liên hệ thông báo cho người dân đến nhận lại.
Thông tin chính thức vụ "người phụ nữ bán 500.000 đồng 3 quả dứa"

Thông tin chính thức vụ "người phụ nữ bán 500.000 đồng 3 quả dứa"

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ 500.000 đồng 3 quả dứa xôn xao trên mạng xã hội những ngày qua, để làm rõ, Công an phường Hàng Đào đã mời một số nhân chứng chứng kiến sự việc lên làm việc. Những người này khẳng định bà T chỉ bán 50.000 đồng 1 quả dứa. Các nhân chứng cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội là không đúng với thực tế.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

(LĐTĐ) Vụ cháy rừng tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An diễn ra vào ngày 30/4 và đến khoảng 5h sáng ngày 1/5 đã cơ bản được khống chế.
Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Đông Anh, Hà Nội), công nhân Nguyễn Thị Hường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc, nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tổ chức chuỗi hoạt động, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương, đơn vị.

Tin khác

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Xem thêm
Phiên bản di động