Tự hào là người cận vệ của Bác
Lời Bác dạy cán bộ công đoàn vẫn vẹn nguyên giá trị | |
Nhiều lần Bác dặn phải vì lợi ích của nhân dân |
Lý tưởng cuộc đời
Nép mình vào cuộc sống thầm lặng của một cán bộ hưu trí, ít ai biết ông Trần Ngọc Lân (84 tuổi, ngụ ở chung cư 4B Yên Thế, phường Điện Biên, Hà Nội) từng là một trong những chiến sĩ cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ Bác và các đại hội từ năm 1950 - 1953 trên An toàn khu (ATK). Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp ông là sự nhanh nhẹn và phong thái khỏe khoắn ít gặp ở cữ tuổi “xưa nay hiếm”.
Mở đầu buổi trò chuyện, ông Lân dẫn chúng tôi vào gian phòng lưu niệm của mình để giới thiệu về những kỷ vật vô giá mà ông còn lưu giữ. Ông kể: “Ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi khi ấy mới 13 tuổi, đã theo người anh ruột cùng thoát ly, tham gia cách mạng. Sau một thời gian hoạt động thiếu sinh quân, tôi được biên chế vào chi đội 2, C88, sau là đại đội 14, trung đoàn 36, Đại đoàn quân tiên phong 308. Đến năm 1950, đại đội 14 nhận được nhiệm vụ bí mật là được điều lên bảo vệ Bác Hồ và các đồng chí Ủy viên Trung ương trên ATK…”.
Trong ký ức của ông Trần Ngọc Lân, Bác như vẫn đâu đây trên những con đường quen thuộc, vườn rau mỗi buổi chiều; vẫn như thấy vang vọng tiếng máy chữ lách cách của Người khi làm việc, rồi ánh mắt xa xăm và vầng trán suy tư của Bác… Với mỗi người được may mắn sống và làm việc bên Bác, dường như không có một khoảng cách nào giữa vị lãnh tụ với dân thường, Bác hiền từ, nhân hậu như một người cha, hết mực quan tâm chăm lo cho mọi người. Bác thường xuyên kiểm tra việc tập luyện và sinh hoạt của chiến sĩ, để rồi khi nhớ về từng món quà nhỏ của Bác, lúc thì quả táo, điếu thuốc lá hay cái kẹo, trong ông dấy lên niềm hạnh phúc, xúc động, “vật” tuy nhỏ, nhưng đó là tấm lòng nhân ái bao la của Bác.
Suốt đời theo gương Bác
Khi chúng tôi hỏi, liệu những năm tháng ở bên Bác, ông có được Bác khen hoặc phê bình gì không? Ông Lân chỉ cười và nói: “Tôi nghĩ, dù Bác khen hay phê bình đều là bài học cả”.
Ông Lân vẫn nhớ như in bản kiểm điểm đầu tiên và cũng là duy nhất của mình suốt cuộc đời binh nghiệp, bởi đó là lần đầu tiên người cảnh vệ trẻ được ngồi cạnh Bác, đặt câu hỏi và được Bác trả lời. Thời điểm đó vào khoảng giữa tháng 7.1950, khi Bác ngồi sinh hoạt văn nghệ cùng các đồng chí Trung ương và đơn vị bảo vệ. Lúc đó, đồng chí Lê Đức Chỉnh (sau này là Bí thư tỉnh Bắc Thái, rồi làm Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao) đang vần côn múa sư tử.
Ông Trần Ngọc Lân chia sẻ về những kỷ niệm, những lời dặn dò của Bác. |
Ông lân kể: Khi xem tiết mục này, tôi chợt nảy ra ý muốn hỏi Bác: “Thưa Bác! Cháu xin phép hỏi ạ”. Bác Hồ cười hiền từ, nói: “Cháu có thắc mắc gì cứ nói”. Tôi bèn hỏi: “Tại sao Pháp nó có máy bay, xe tăng, tàu chiến mà ta không có ạ?”. Nghe tôi hỏi vậy, Bác và các đồng chí trong Trung ương cười vì câu nói ngây thơ của tôi, nhưng Bác vẫn trả lời: “Sau này, ta sẽ có rất nhiều máy bay, xe tăng, tàu chiến, chỉ sợ lúc đó các cháu không có tài sử dụng được thôi. Nhưng trước mắt, các cháu phải bảo vệ các Đại hội thành công, khi ra tiền tuyến đánh giặc lập công, các cháu có làm được không?”. Lúc đó, không ai bảo ai, tất cả chúng tôi đều đồng thanh hô dõng dạc: “Chúng cháu làm được ạ, chúng cháu làm được ạ, chúng cháu làm được ạ…!”.
Sau buổi liên hoan, đồng chí Vũ Ứng (Chính trị viên Đại đội) gọi tôi lên và bắt làm kiểm điểm về việc hỏi Bác. Lúc này, tôi mới trình bày rằng “Em không biết thì em hỏi Bác thôi”, đồng chí Ứng chỉ nói rằng “Rút kinh nghiệm nhé”.
“Tuyên ngôn” Thơ Trần Ngọc Lân Mùa Thu năm bốn nhăm Hàng vạn người nghe đọc: Tuyên ngôn. Lời Bác nói như đanh – như thép. “Độc lập – Tự do ta sung sướng. Không còn nô lệ hàng trăm năm. Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Ôi thân thiết lời cha già dân tộc. Hàng vạn người hô muôn năm Bác. Giữa quảng trường lịch sử ngân vang. Lá cờ đỏ sao vàng tuưng cánh. Nền trời xanh chim bồ câu trắng. Bay lượn tung tăng khắp bầu trời. Như đón chào ngày mới hôm nay. Từ “Cách mạng” vang lên tỏa sáng. Ánh hào quang dẫn bước ta đi. Vui gì hơn khi thấy Bác về. Ôi sung sướng trào ra nước mắt. Cả dân tộc có ngày họp mặt. Đoàn kết xung quanh Đảng - Bác yêu. Thế giới bên ta hạnh phúc nhiều. |
Cho đến bây giờ, nhớ lại quãng thời gian 3 năm vinh dự được cận kề bên Bác, mỗi lần nhắc lại, hàng trăm kỷ niệm quý giá lại ùa về trong tâm trí ông Lân.
Ông hồi nhớ: Năm 1948, Bác Hồ phát động phong trào “Thi đua ái quốc” nhằm động viên toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao nhiệt tình cách mạng và trí tuệ sáng tạo của nhân dân từ đó ra sức thi đua kháng chiến, kiến quốc. Để tổng kết kinh nghiệm thi đua, khen thưởng những cán bộ, chiến sĩ đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua ái quốc, từ ngày 30.4 - 6.5.1952, Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức long trọng tại Việt Bắc.
“Tại đây Bác Hồ đã nói: “Bác rất vui mừng là tại Đại hội anh hùng và thi đua, các đồng chí sẽ báo cáo thành tích của mình để Trung ương nghe những chiến công trong toàn quốc. Vậy thi đua là gì? Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua. Bác dặn các cô, các chú nên nhớ rằng, không được công thần mà phải phấn đấu hơn nữa, đánh giặc ta phải đánh chúng đến cùng, để giành lấy thắng lợi vẻ vang…” - ông Lân kể.
Ông Lân vẫn còn nhớ tới việc rèn chỉnh chiến sĩ của Bác Hồ. Trong một lần thấy cán bộ đang dùng roi để rèn kỷ luật cho các chiến sĩ mới, Bác nói: “Tại sao cán bộ phải thương yêu chiến sĩ? Chiến sĩ là những người em của mình. Sai thì ta bảo để sửa, chứ không phải dùng roi vọt để quật, bởi nếu bị đánh đau thì sẽ tạo nên sự ngăn cách. Do đó, Bác nhắc nhở các cán bộ không được dùng hành động như thế….”.
Bồi hồi xúc động, ông Trần Ngọc Lân vẫn không quên nhắc đi nhắc lại: “Bảo vệ Bác Hồ là bảo vệ cả Tổ quốc, bảo vệ cả giang sơn đất nước thời bấy giờ. Vinh dự ấy tôi không thể nào quên…”.
Vào tháng 10.1954, do yêu cầu nhiệm vụ, sau khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn của ông Lân được điều về giải phóng Thủ đô, rồi được biên chế tiếp vào Trung đoàn 246, tham gia tiễu phỉ ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… Đến tháng 7.1960, do điều kiện sức khỏe, ông được điều chuyển về Bộ Cơ khí và Luyện kim (nay là Bộ Công Thương) công tác và nghỉ hưu tại đó.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lân tâm sự: “Người là lãnh tụ, là kho tàng vĩ đại của dân tộc ta. Dù có học suốt đời cũng không thể thấm nhuần hết đạo đức của Người”. Chính vì vậy, dù trong lúc đang công tác hay lúc đã về hưu, ông Lân luôn định hướng cho thế hệ trẻ phải học tập và làm theo tấm gương của Bác. Ngay ở trong gia đình mình, những lúc rảnh rỗi, ông lại gọi con cháu lại để kể những câu chuyện về Bác Hồ, để cho con cháu học tập, noi theo.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21