Đường Vành đai 4 sẽ tạo động lực để Vùng Thủ đô "cất cánh"
PV: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô và các tỉnh trong Vùng. Vậy theo cá nhân ông, Vành đai 4 sẽ góp phần như thế nào vào phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế Bắc Bộ, Vùng Thủ đô nói chung và Hà Nội nói riêng trong tương lai?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Tuyến đường khi hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn. Tuyến đường vận hành sẽ từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường, toàn diện các mặt cho nền kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô. Trong đó, có những mặt chính:
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú |
Thứ nhất, tác động về mặt giao thông. Vành đai 4 sẽ giúp làm giảm cho phí vận chuyển, logistics. Tác động thứ hai là nâng cao giá trị các hành lang ven đường.
Thứ ba, là tạo tăng trưởng GDP của Hà Nội cũng như các tỉnh được hưởng lợi từ tuyến đường, dự đoán GDP sẽ tăng từ 0,3-0,7%. Thứ tư là giá trị an ninh quốc phòng do việc tác chiến, di chuyển, điều động sẽ được thuận lợi hơn.
Thứ năm, tuyến đường còn có mục tiêu tạo tiền đề để các thành phố và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hóa, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn, tạo không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến vốn, đội vốn. Ví dụ như đường Bưởi, phải mất nhiều năm mới lưu thông được, đây cũng là một bài học về vấn đề giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó là vấn đề tiến độ và chất lượng. Cần có lộ trình bám sát tiến độ, cùng với đó là công tác giám sát, kiểm toán công trình. Nếu chậm tiến độ thì hiệu quả khai thác sẽ bị chậm, dẫn đến đội vốn. Nên đưa tuyến đường vào khai thác từng đoàn chứ không cần chờ làm xong cả tuyến đường mới khai tác.
Nói ngắn gọn, Vành đai 4 trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và sẽ giúp Hà Nội và các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực đô thị và nông thôn, thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ.
PV: Sau khi hình thành, tuyến đường này sẽ mang lại lợi thế gì về logistics cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh/thành kết nối?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn các nước Đông Nam Á từ 1,5-1,7 lần. Logistics bao gồm kho, cảng, bến, bãi, nhân công và các thủ tục liên quan. Nhìn chung, hiện nay logistics của Việt Nam tương đối chậm, chi phí cao.
Vì vậy Vành đai 4 hình thành sẽ mang lại lợi thế lớn về vận chuyển cho Hà Nội và các tỉnh/thành đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, có thể giảm giá thành, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các tỉnh sẽ hưởng lợi không chỉ công nghiệp mà còn có nông nghiệp, du lịch, dịch vụ… một cách toàn diện.
Thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ. (Ảnh minh họa) |
Nhìn chung, Vành đai 4 được xây dựng và hình thành sẽ tạo không gian phát triển mới, tăng cường phát triển vùng, liên kết các tuyến đường hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo dịch vụ vận tải chủ động, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế khu vực và đất nước.
PV: Theo ông, cần khai thác hiệu quả sử dụng đất, giá trị hạ tầng ven tuyến đường Vành đai 4 như thế nào để tạo động lực phát triển cho các địa phương?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Trước đây có phương thức đổi đất lấy hạ tầng, xây dựng đường là hưởng đất hai bên đường. Nhưng hiện nay nên khai thác theo hướng mới.
Có thể thấy, trước đây Hà Nội mở 4-5 con đường thì có hơn 500 nhà siêu mỏng, siêu méo nằm không biết bao lâu. Điều đó không chỉ phá vỡ cảnh quan môi trường còn làm giảm giá trị hạ tầng ven đường. Vì vậy, Vành đại 4 cần phải khéo léo trong thiết kế, khai thác sao cho vừa đẹp vừa hiệu quả.
Cần nhìn ra một số nước. Trong khi chúng ta làm cầu thì chỉ để đi, thì nhiều nước họ làm đài quan sát trên cầu, làm nơi để khách ngắm cảnh, chụp ảnh. Như vậy là tận dụng được cả dịch vụ và du lịch trên một công trình.
Vì vậy, công tác quy hoạch, quản lý quu hoạch, trong đó đặc biệt quản lý quy hoạch về xây dựng hai bên tuyến đường cần có tầm nhìn xa trông rộng, thiết kế công năng có sức lan tỏa. Trạm nghỉ chân cũng phải văn minh, khai thác kèm dịch vụ văn hóa, du lịch, mang lại vẻ đẹp bền vững cho công trình. Không phải con đường là con đường, không phải cây cầu là chỉ để đi!
PV: Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55