Người dân ven đô mong mỏi đường Vành đai 4 sớm được đầu tư xây dựng
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng cho Dự án đường Vành đai 4 Sẵn sàng các điều kiện để triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô |
Kỳ vọng Dự án đường Vành đai 4 sớm được hoàn thành
Sau hơn 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa Dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, địa phương liên quan, nhân dân Thủ đô đang rất ủng hộ đại dự án mang tầm chiến lược dài hạn này.
“Dự án đường Vành đai 4 có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố Hà Nội và Vùng Thủ đô. Người dân chúng tôi khi tham gia giao thông thường xuyên gặp cảnh ùn tắc nên rất mong đợi đường Vành đai 4 sớm hoàn thành để giảm tải lưu lượng giao thông, góp phần nâng cao chất lượng sống người dân vùng ven”, anh Nguyễn Văn Thanh (trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Cuối, chủ một doanh nghiệp kinh doanh nông sản (trú tại huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi khi nghe thông tin Dự án đường Vành đai 4 sắp được triển khai. Đây là cơ hội để người dân vùng ngoại thành chúng tôi thuận lợi trong việc giao thương, buôn bán, phát triển du lịch làng nghề; thuận tiện trong việc đi lại từ vùng ven Hà Nội vào khu vực trung tâm”.
Dự án đường Vành đai 4 được xây dựng sẽ giúp đường Vành đai 3 được giảm tải, thông thoáng. (Ảnh: TN) |
Không chỉ người dân, các đơn vị vận tải cũng chờ đợi việc xây dựng hệ thống Vành đai 4 sẽ khiến giao thông được rút ngắn khoảng cách cũng như giảm lưu lượng giao thông tới các vùng lân cận. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm bớt thời gian khi lưu thông qua Hà Nội.
Nhiều người cho rằng, việc xây dựng đường Vành đai 4 không chỉ có ảnh hưởng tới địa phương mà còn là sự thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, dự án đã “nằm trên giấy” hơn một thập kỷ, trong khi vấn đề ùn tắc giao thông luôn rất nhức nhối. Do đó, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch rõ ràng, chi tiết, sớm triển khai để tạo niềm tin trong nhân dân.
Giảm “gánh nặng” cho đường Vành đai 3
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đô Hà Nội có 7 tuyến đường vành đai, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.
Bên cạnh đó, Vành đai 4 còn giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng.
Thực tế hiện nay, các tuyến đường từ Vành đai 3 đổ lại, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường cửa ngõ và trung tâm Thủ đô, nhất là các dịp nghỉ lễ, tết khi nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách tăng vọt, tạo nên những điểm ách tắc lớn với thời gian kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
“Thực ra mà nói trên đường Vành đai 3 bây giờ có nhiều vấn đề phức tạp. Xe cộ đông, người đi lại quá nhiều mà số lượng phương tiện thì ngày càng lớn, dễ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Trong khung giờ cao điểm lúc nào cũng tắc nghẽn chứ chưa nói gì đến ngày lễ, tết”, anh Nguyễn Văn Bảy, chủ một doanh nghiệp vận tải chia sẻ.
Còn anh Phạm Gia Nguyên (trú tại quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Quê nội tôi ở tỉnh Bắc Ninh, thời gian đầu khi mới thông tuyến đường Vành đai 3 trên cao, tôi về quê chỉ mất khoảng 40 phút. Ba năm gần đây tôi ít lưu thông trên đoạn đường này. Mới đây nhất, ngày thứ Bảy (28/5), tôi trở lại đi đường này và thật sự thất vọng, có đoạn tắc kéo dài cả chục kilomet”.
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, đường Vành đai 4 cho phép điều hoà hệ thống cao tốc và giảm tải cho Vành đai 3, trở thành đường trên cao đô thị, mở ra điều kiện để kết nối 5 đô thị vệ tinh trong chùm đô thị của Hà Nội, kết nối trục đô thị của Vùng Thủ đô. Nếu như có các vành đai đủ kết nối thì lưu lượng xe liên kết ngoại tỉnh không có nhu cầu đi qua Thủ đô Hà Nội thì họ chỉ cần đi qua các trục đường hướng tâm di chuyển lên đường vành đai thì sẽ lưu thông từ khu vực này tới khu vực khác dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59