Sẵn sàng các điều kiện để triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển từ lâu đã dành sự quan tâm và nỗ lực đầu tư cho giao thông. Trong đó, việc quy hoạch và xây dựng hệ thống các đường vành đai các trung tâm kinh tế chính trị được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi đường vành đai không chỉ ảnh hưởng tới một địa phương mà còn là sự thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho một vùng, miền của mỗi quốc gia.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ hơn 10 năm trước. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Hà Nội - đô thị lớn của Việt Nam, đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Việc đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường vành đai của Thủ đô là cấp thiết, nhằm thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế của vùng Thủ đô và cả nước theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06/NQ-TW và riêng Thủ đô Hà Nội theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15/NQ-TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Từ hơn 10 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011, phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo yêu cầu, dự án phải hoàn thành trước năm 2020, trong đó, đoạn qua địa bàn Hà Nội hoàn thành trước năm 2018.
Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai do có quy mô lớn, khó bố trí vốn, trong khi việc khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua để đầu tư dự án không khả thi. Khi dự án đường Vành đai 4 càng chậm triển khai thì áp lực giao thông tại Thủ đô Hà Nội càng đè nặng lên đường Vành đai 3. Thực tế cho thấy, sau nhiều năm đưa vào hoạt động, tuyến Vành đai 3 hiện nay đã có dấu hiệu quá tải.
Ngày 3/5/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 92/TB-VPCP truyền đạt Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo căn cứ tính hiệu quả để tập trung khẩn trương, nghiên cứu, đề xuất triển khai ngay các tuyến đường bộ cao tốc khác có nhu cầu cấp thiết được các địa phương, cử tri và đại biểu Quốc hội đề nghị trong thời gian vừa qua, trong đó có tuyến đường Vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các địa phương, cùng Bộ Giao thông Vận tải ký kết biên bản thống nhất việc triển khai Dự án đường Vành đai 4. (Ảnh: Thanh Hải) |
Ngày 6/5/2021, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, để triển khai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tuyến đường vành đai 4. Với tinh thần trách nhiệm cao, sau một buổi làm việc khẩn trương, hiệu quả, lãnh đạo các đơn vị, địa phương cùng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo phương án các địa phương cùng nhau thực hiện; trong đó, Hà Nội là “đầu tàu” chủ trì nghiên cứu, triển khai đầu tư khép kín toàn tuyến.
Ngay sau đó, Hà Nội đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 được triển khai sớm nhất. Ngày 20/9/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Nghị quyết số 07-NQ/TU nêu rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ này là “Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô”.
Vành đai 4 là đường ngoài khu vực nội đô, liên kết với các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến đường trục hướng tâm, kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận. Việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.
Đường Vành đai 4 sẽ liên kết với các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến đường trục hướng tâm, kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận. (Ảnh minh họa: Hữu Duyên) |
Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, thúc đẩy kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tại kỳ họp thứ Hai (ngày 22-23/9/2021), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã biểu quyết nhất trí về chủ trương và bổ sung Dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố. Tại kỳ họp thứ ba (tháng 12/2021), HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục đưa dự án vào danh mục các công trình trọng điểm của Thành phố để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan để hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Ngày 12/5/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 11 đã cho ý kiến về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết đầu tư và thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Kỳ họp thứ 3 (đã khai mạc ngày 23/5/2022). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương bổ sung vào hồ sơ dự án Nghị quyết của HĐND Thành phố về các nội dung tổng số vốn bố trí, tiến độ giải ngân, phân kỳ theo từng năm và cam kết bố trí tăng thêm trong trường hợp phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án.
Căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Hà Nội đã khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để chuẩn bị hồ sơ. Ngày 20/5/2022, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ Năm (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị chủ trương bố trí, cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương nguồn vốn cho Dự án đường Vành đai 4 từ ngân sách Thành phố khoảng 23.524 tỷ đồng |
Xác định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án, 100% đại biểu dự kỳ họp đã biểu quyết, tán thành chủ trương dự kiến nguồn vốn triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được bố trí từ ngân sách Thành phố là khoảng 23.524 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 19.400 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 4.047 tỷ đồng.
Dự kiến bố trí vốn và giải ngân các năm trong giai đoạn 2021- 2025 theo kế hoạch tiến độ triển khai của Dự án như sau: Năm 2020 khoảng 100 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 8.397 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 5.955 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 5.025 tỷ đồng.
Đến nay có thể khẳng định, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết để sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương về Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, sẽ triển khai ngay, bảo đảm chất lượng, tiến độ, nhằm tạo động lực mới mang tầm bứt phá cho Thủ đô và cả nước.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được Bộ Chính trị quyết nghị là một trong các dự án cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và đầu tư, hoàn thành trước năm 2027. Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, trong đó qua thành phố Hà Nội 58,2km, tỉnh Hưng Yên 19km, tỉnh Bắc Ninh 25,6km và tuyến nối quốc lộ 18 dài 9,7km. Quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Dự án được đầu tư theo hình thức sử dụng vốn đầu tư công kết hợp với đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP; được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Tuyến đường đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 87.000 tỷ đồng. |
Bài viết cùng chủ đề
Dự án đường Vành đai 4Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25