Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng

(LĐTĐ) Tuyến đường Vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và Vùng Thủ đô, kết nối các đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm. Với ý nghĩa như vậy, người dân Hà Nội bày tỏ kỳ vọng tuyến đường sẽ là động lực phát triển cho Vùng Thủ đô, gia tăng khả năng kết nối liên vùng, tạo sự phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trong khu vực.
Thống nhất, minh bạch trong bồi thường khi triển khai Dự án đường Vành đai 4 Sớm ban hành quy định mức lương tối thiểu và đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

Riêng Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh và tuyến nối với quốc lộ 18. Trong đó đoạn qua Hà Nội đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Bên cạnh đó có 9,7km đường nối từ cuối đường Vành đai 4, từ cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo quy hoạch đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín dự án.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ, Thủ đô Hà Nội là hạt nhân của Vùng Thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ.

Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung, tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, tạo sức hút giãn mật độ dân cư ra ngoài khu vực trung tâm, từ đó, định hướng và phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có, đảm bảo mối liên kết vùng, tạo thuận lợi lan tỏa, kết nối, phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trong khu vực.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng
Thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ (ảnh minh họa)

Có thể thấy, đối với Vùng Thủ đô nói chung và Hà Nội nói riêng, việc đầu tư hoàn thành dự án đường Vành đai 4 là hết sức cần thiết và cấp bách, là động lực thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội. Với việc kết nối nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị, tỉnh, thành phố, tuyến đường giúp giao thương trong nội bộ Vùng Thủ đô trở nên dễ dàng hơn. Một hành lang kinh tế rộng khắp sẽ mở ra, lấp đầy khoảng trống về địa lý, hình thành chuỗi liên kết kinh tế gắn bó chặt chẽ từ vùng núi đến đồng bằng, tới ven biển Bắc Bộ.

Tại phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này tại kỳ họp thứ 3 tới đây.

Sau 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan có cơ hội hiện thực hóa Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan, nhân dân Thủ đô, đặc biệt, người dân ven đô mong mỏi dự án sớm được đầu tư xây dựng.

Là một trong những người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Mê Linh - nơi tuyến đường Vành đai 4 sẽ đi qua, anh Nguyễn Nhân Đại cho biết, anh rất mong dự án Vành đai 4 được triển khai nhanh chóng để giao thông thuận tiện kết nối với nội thành và các tỉnh lân cận.

Anh Đại chia sẻ, người dân Mê Linh chủ yếu là kinh doanh buôn bán hoa, cây cảnh và các loại rau củ. Hiện nay, để tiêu thụ hàng hóa, người dân của huyện liên kết với các đại lý ở nhiều khu vực. Việc phải di chuyển nhiều, trong khi đó với mật độ giao thông đông đúc như hiện nay thì các hộ buôn bán phải gánh chi phí đi lại khá tốn kém. Bởi vậy, tuyến đường Vành đai 4 có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tăng cường trao đổi, liên kết hàng hóa giữa các vùng.

“Với bản thân tôi, tuyến đường Vành đai 4 đặc biệt mong chờ. Khi tuyến đường hình thành, việc đi lại từ vùng ven Hà Nội vào khu vực trung tâm hay các tỉnh lân cận không có gì là trở ngại. Đây sẽ là cơ hội để quê hương tôi phát triển kinh tế, đẩy mạnh nghề trồng hoa và phát huy thế mạnh về du lịch lịch sử vốn có”, anh Đại chia sẻ.

Tương tự, ông Phạm Xuân Hội (huyện Sóc Sơn) cũng bày tỏ suy nghĩ, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của các huyện ngoại thành. “Điểm đầu của tuyến đường Vành đai 4 là tại xã Thanh Xuân của huyện Sóc Sơn. Người dân trong huyện rất vui mừng khi nghe tin Vành đai 4 sắp được đưa ra Quốc hội xem xét để triển khai, bởi đây là cơ hội giúp cho vùng quê thu hẹp khoảng cách với vùng đô thị trung tâm. Khi có hạ tầng, doanh nghiệp sẽ dần tìm đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp, sản xuất, kinh doanh thương mại. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng sống người dân vùng ven”, ông Hội nói.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng
Tuyến đường Vành đai 4 kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực cho tuyến đường Vành đai 3.

“Hà Nội hiện đang có tuyến đường Vành đai 3, không chỉ bản thân tôi mà các loại xe chở người, hàng hóa qua địa bàn Thủ đô hầu như đều đi qua tuyến đường này dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc, quá tải ở khung giờ cao điểm. Đặc biệt dịp nghỉ lễ mọi người đổ dồn về đây, có khi đi 2 - 3km mất đến cả tiếng đồng hồ. Tôi mong mỏi vô cùng tuyến Vành đai 4 sẽ triển khai suôn sẻ, các cấp chức năng có kế hoạch rõ ràng, dứt khoát, làm nhanh vì lợi ích của người dân”, anh Đặng Văn Vạn, một tài xế xe khách cho hay.

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế. Muốn nền kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng nói chung, giao thông phải đi trước một bước. Đặc thù của tuyến đường Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Các chuyên gia cũng cho rằng, tuyến đường Vành đai 4 chính là lối thoát chiến lược đối với những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối tới toàn vùng Bắc Bộ. Thực tế tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường cửa ngõ và trung tâm Thủ đô, việc đầu tư thêm các tuyến đường vành đai, trong đó có Vành đai 4 là giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài để đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng của Hà Nội, mở hướng tránh các luồng lưu thông quá cảnh đi qua khu vực trung tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

P.Ngân - L.Hằng

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động