Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

LĐTĐ - 'Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này, thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ'.

1. Chuyện xin đi học thêm

Mẹ tôi là giáo viên. Từ những năm tôi còn đi học cho đến nay khi tôi đã hơn 30 tuổi và mẹ đã về hưu, tôi vẫn thấy nhiều phụ huynh đưa con đến xin học thêm ở nhà mẹ. Nói là xin học thêm vì nhiều người tha thiết quá. Tha thiết kiểu như mấy cô hàng xóm gần nhà tôi hơn 20 năm trước cứ bảo: "Bác không dạy cháu thì sau cháu làm đầu trộm đuôi cướp cháu sẽ ăn trộm nhà bác đầu tiên". Hoặc tha thiết như kiểu khi tôi sinh em bé, mẹ tôi đến chăm tôi, các bậc phụ huynh còn vào tận đầu giường tôi nài nỉ mẹ: "Bác không dạy cháu thì cháu gay lắm, coi như đời cháu hỏng bác ạ". 

Xin học thêm ở đây là xin học một kèm một, tức là mẹ tôi dạy cho một cháu. Mẹ tôi không chỉ dạy chuyên môn mà còn đảm nhận luôn việc dạy đạo đức, hướng dẫn cách tự học vì hầu như các phụ huynh không nói được để con tự giác học. Phụ huynh hầu hết là người quen, hàng xóm, đồng nghiệp cơ quan bố, toàn những người quen biết thuộc diện khó từ chối.

Tôi còn nhớ 20 năm trước mẹ tôi cứ như là một cô trông trẻ vì phải ngồi dậy học cho một anh cá biệt không ai trị được. Mẹ bảo dậy cho có ý thức là chính thôi chứ anh không ngồi yên được 30 phút, và người thì nồng nặc mùi thuốc lá, phải nhai kẹo để cai thuốc. 20 năm sau bọn trẻ con đến học nhà tôi cũng không thấy khá hơn, cộng trừ nhân chia cơ bản không biết và thấy mẹ tôi toàn phải dậy lại từ ý thức học và tầm quan trọng vì sao phải học.

kid35-3645-1392694105.jpg

Tôi thường khuyên cháu nên tự học theo nhiều cách khác nhau. Ảnh minh họa: InImages. 

Trước kỳ thi đại học, người ta lại đưa con đến nhà tôi, ngoài việc xin "bác kiểm tra kiến thức của cháu" thì hay hỏi một câu "Bác cho lời khuyên cháu nên thi vào trường nào vì tôi định cho cháu thi vào trường A do ông chú nó có thể lo được đầu ra".

Tôi thi thoảng cũng bị dí làm giáo viên bất đắc dĩ cho cháu tôi năm nay học lớp 8. Tôi thường khuyên cháu nên tự học theo cách này cách nọ, cháu bảo cháu không có thời gian vì còn phải học thêm ở trường của cô môn này môn kia, không đi học thêm cô không cho điểm cao. Tôi bảo mẹ cháu không cần chiều lòng tất cả các cô, để cháu tự học những thứ cháu thích và cần thiết, chứ một tuần đi học thêm quá nhiều ngoài giờ học ở trường thì lấy đâu ra thời gian mà tự nghiền ngẫm. Mẹ cháu lắc đầu: "Không được, không được, bây giờ ai chả cần phải lên lớp, ai chả cần phải vào đại học, làm sao trái lời các cô được. Giải toán không đúng cách của cô còn bị điểm kém nữa là".

Thế là bọn trẻ con hàng ngày vẫn phải cắp sách đều đi học giờ chính quy, cắp sách đều đi học thêm ở trường dù bản thân và cha mẹ không thích nhưng phải làm vừa lòng cô, và thêm việc gửi gắm đến nhà ai đó tin cậy học một kèm một (mà chưa chắc bọn trẻ con đã thích hay không).

2. Phụ huynh có thật sự hiểu và tôn trọng con

Trở lại câu chuyện của một số phụ huynh mà tôi kể bên trên, cần phải nói đến trước tiên là thái độ sốt sắng và lo lắng của họ trước tình hình học tập của con. Cái đích thi đỗ đại học hoặc thi vào cấp 3 luôn là "cái án" treo lơ lửng trước mặt chúng.

Đa số họ đều phàn nàn rằng chúng lười học, nói không nghe lời. Thậm chí chị họ tôi không ngớt lời chê trách con trước mặt tôi. Cháu tôi thì tỏ thái độ phản ứng ngay: "Sao mẹ cứ nói con thế thật là khó chịu. Sao mẹ không để con được thoải mái như cách dì dạy con. Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này phải thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ". 

kid33-7454-1392694105.jpg

Việc học như là một sự ép buộc và đôi khi còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con trẻ khi một mình chúng phải chịu bao nhiêu áp lực.  Ảnh minh họa: InImages.

Đấy là cháu tôi còn phản ứng được. Những đứa trẻ khác khi đến nhà tôi thì cúi gằm mặt xuống im lặng nghe bố mẹ chúng phàn nàn với mẹ tôi. Có cô còn tâm sự rằng cháu về nhà là đóng sập cửa bên trong, chẳng biết làm gì, chẳng biết đang nghĩ gì, nhờ bác hỏi han rồi khuyên bảo dùm. Có chú khác thì đến nhà tôi khoe với giọng tự hào lắm, rằng cháu nhà tôi chỉ cần lườm mắt một cái là sợ, chui ngay vào phòng học, nhưng cứ không ở nhà thì mẹ nó không nói được.

Tất cả chỉ nói lên một điều: bố mẹ không hiểu con, không gần gũi tâm sự với con, thì làm sao khuyên bảo hoặc truyền cảm hứng cho con đam mê với công việc học tập. Từ những câu nói gửi gắm xin học cho con, đến việc chọn trường nào cho con, tôi tự hỏi liệu các phụ huynh có khi nào hỏi ý kiến và lắng nghe những nguyện vọng của con trẻ. Khi mẹ tôi chia sẻ, phải hỏi cháu xem cháu thích gì, phải hỏi cháu xem cháu có thích học không, thì phụ huynh đã nói luôn, trình độ của cháu chỉ đến thế thôi bác ạ. Các cháu đến nhà tôi với bố mẹ, từ đầu đến cuối ngồi im thin thít hoặc nói năng chỉ dám lí nhí.

Thế là thành cái vòng luẩn quẩn, con chán nản, không tha thiết với học hành còn cha mẹ thì sốt sắng hơn cả con. Việc học như là một sự ép buộc và đôi khi còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con trẻ khi một mình chúng phải chịu bao nhiêu là áp lực từ trường học, trung tâm học thêm, cha mẹ và những địa chỉ một kèm một được cho là đáng tin cậy.

3. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

Tự học, tự nghiên cứu, tự nghiền ngẫm, là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Không những giúp cho các học sinh có khả năng tự tiếp thu kiến thức mới mà còn rèn luyện được đức tính tự giải quyết các vấn đề, các bài toán khó cho cuộc sống sau này. Học là một quá trình tích lũy theo thời gian, kể cả sau này khi không còn ngồi trên ghế nhà trường hay không còn học đại học, người ta vẫn liên tục cần phải bổ sung cho mình rất nhiều kiến thức không chỉ từ sách vở, internet, mà còn thông qua việc quan sát cuộc sống, làm việc thực hành và những va chạm khác trong cuộc đời.

kid30-3894-1392694105.jpg

Học tập một cách khoa học là trẻ phải tự nghiên cứu trước bài ở nhà, tự đặt các câu hỏi, tự có cách giải quyết các vấn đề của mình trước.  Ảnh minh họa: InImages. 

Nếu ngay từ nhỏ trẻ con không được rèn luyện khả năng tự học, sẽ trở thành vô cùng bị động như những đứa trẻ mà tôi được biết qua câu chuyện kể trên. Nếu ngay từ nhỏ, cha mẹ không dành nhiều thời gian để thấu hiểu con, sẽ khó biết được con thực sự thích gì để định hướng và truyền cảm hứng cho con. Khi quan tâm đến con thì thường là quá muộn. Quá muộn không phải việc kiến thức chúng bị hổng khó bù đắp, mà quá muộn là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đã xa lắm rồi, không chia sẻ được.

Ngoài việc kiến thức bị hổng, trẻ phải đối mặt với những áp lực nhiều phía, đặc biệt là những trì trích của cha mẹ, việc học hành không còn là hứng thú, nên không thể tiếp thu. Từ đó đam mê, sáng tạo tìm tòi phát huy những khả năng tiềm ẩn là hoàn toàn không thể.

Học tập một cách khoa học là trẻ phải tự nghiên cứu trước bài ở nhà, tự đặt các câu hỏi, tự có cách giải quyết các vấn đề của mình trước, và thầy cô là người hướng dẫn trẻ nên tìm câu trả lời trong những tài liệu nào, hoặc đưa ra các gợi ý về việc giải quyết vấn đề. Học ngoại ngữ thì càng cần phải tự học rất nhiều ở nhà và đến trường chỉ là tương tác và giao tiếp. Thời gian học với người hướng dẫn và thời gian tự học phải có sự cân bằng. Chỉ cần trẻ có khả năng và ý thức tự học, thì thời gian học với người hướng dẫn vô cùng lý thú và hiệu quả.

Hiện tượng học thêm ở trường tràn lan và kém hiệu quả nhưng bao nhiêu năm qua chưa thấy sự đổi thay đáng kể của ngành giáo dục. Vì thế, trước khi hệ thống giáo dục cồng kềnh đang hô hào đổi thay, các bậc phụ huynh phải tự đổi thay mình trước. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con, truyền cảm hứng cho con hoặc tìm những người đáng tin cậy để hướng dẫn cho con. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ cho những điều mà chính chúng ta cũng cảm thấy nó thật sự vô bổ.

kid31-9485-1392694105.jpg

Hãy giúp con hiểu hơn về bản thân, biết sớm đam mê của mình và tự tìm tòi để chạm đến ước mơ của chúng.  Ảnh minh họa: InImages.

Hãy cho trẻ nhiều thời gian để nghiên cứu, làm thử một điều gì đó, sáng tạo và say mê với nó. Tình trạng chung của nhiều trẻ cho đến khi trưởng thành thường không biết mình muốn gì, thích gì, nên làm gì bởi từ nhỏ chúng không được và không có thời gian để tự nghiền ngẫm một cái gì đó cho thật sâu sắc. Tiếp xúc với nhiều sinh viên đại học, kể cả những em sắp ra trường, các em đều chia sẻ với tôi một điều rất chung là: "Em chán học quá, em không hiểu cứ phải học những điều giả tạo và không thích này để làm gì, em muốn sống một đời sống khác, nhưng lại ngại phải đảo lộn mọi thứ đã được sắp đặt và đang trôi". 

Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, ra ngoài cuộc đời, mới bắt đầu thực sự sống cuộc đời của chính mình, đầy bỡ ngỡ, va vấp và đau khổ cho sự lơ ngơ của chúng. Chúng muốn làm việc được hầu như phải tự học lại từ đầu hoặc các công ty phải đào tạo gần như từ đầu. Chúng đã phí hoài bao nhiêu năm cho việc làm hài lòng cha mẹ và thầy cô, phí hoài bao nhiêu năm để trả lời cho mình câu hỏi mình là ai, mình muốn gì và mình phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình như thế nào?

Việc học kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, trẻ phải được học cách tự tìm ra những điều chúng thích, đam mê với nó, tự tìm tòi, tự tìm những giải pháp và tìm đến con đường chạm tới ước mơ của mình. Đó mới là cái đích của việc học. Thế nên cha mẹ ngoài việc hướng dẫn cho con những phương pháp tự học và nghiên cứu, cần có những giải pháp cân bằng với việc học ở trường và việc học thêm, tránh làm lãng phí những tháng năm tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của con trẻ. Hãy giúp con hiểu hơn về bản thân, biết sớm đam mê của mình và tự tìm tòi để chạm đến ước mơ của chúng.

Theo ngoisao.net

Nên xem

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Năm 2023, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam tăng 11 bậc

Năm 2023, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, với nhiều nỗ lực, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.
Thủ tướng dự và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024 tại chùa Quán Sứ

Thủ tướng dự và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024 tại chùa Quán Sứ

(LĐTĐ) Sáng 22/5, nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc mừng lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản với chức sắc, tăng ni, Phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2023 - 2024

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/5, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2023 - 2024. 820 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho hơn 2,3 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội đã được tuyên dương khen thưởng.
Lịch thi đấu thông minh AFF Cup 2024, tuyển Việt Nam thuận lợi

Lịch thi đấu thông minh AFF Cup 2024, tuyển Việt Nam thuận lợi

(LĐTĐ) Tuyển Việt Nam có lợi thế thi đấu trên sân nhà khi tiếp đón Indonesia ở lượt trận thứ 2 tại AFF Cup 2024, đây là trận đấu then chốt quyết định tới ngôi đầu bảng B và mở rộng cánh cửa đến với trận chung kết AFF Cup 2024.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi buổi Đối thoại “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi buổi Đối thoại “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng 24/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

(LĐTĐ) Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an. Theo đó, Thủ tướng giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Tin khác

Bằng lăng sau cơn mưa

Bằng lăng sau cơn mưa

(LĐTĐ) Bằng lăng sau cơn mưa nở rộ, sắc tím của hoa trải dài trên con phố nhỏ. Màu tím ấy không chỉ là sắc màu của loài hoa mà còn là màu của những kỷ niệm xưa cũ, của những nỗi lòng luyến lưu chưa bao giờ phai nhạt. Dưới hàng cây bằng lăng, lòng người như thắt lại với bao hoài niệm về một thời đã qua, về những ký ức tươi đẹp ngày mà mưa từng làm ướt đôi vai người ấy.
Chênh vênh xóm “nhà chồ”

Chênh vênh xóm “nhà chồ”

(LĐTĐ) Giữa nhịp sống hiện đại, hối hả, vẫn còn xóm “nhà chồ” với vài chục căn nhà dựng tạm bợ nằm lọt thỏm giữa lòng phố biển Nha Trang, tách biệt hẳn với cuộc sống đô thị...
Cảnh giác với hình thức giả mạo quỹ đầu tư PYN LITE để lừa đảo

Cảnh giác với hình thức giả mạo quỹ đầu tư PYN LITE để lừa đảo

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều Fanpage, nhóm chat giả danh các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư nhằm dụ dỗ các nạn nhân tham gia gửi tiền.
Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là chùm ảnh về một số hoạt động của cán bộ khí tượng thủy văn tại Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ.
Cá kho Vũ Đại - Hương vị làng quê vươn mình ra “phố”

Cá kho Vũ Đại - Hương vị làng quê vươn mình ra “phố”

(LĐTĐ) Về thăm quê hương của nhà văn Nam Cao, từ xa, du khách đã nghe thấy tiếng khung cửi đều đều, dồn dập. Hai bên đường làng là những vườn chuối, vườn hồng xanh mướt, thoảng trong gió khói bếp lững lờ bay phảng phất mùi cá kho làng Vũ Đại thơm lừng, hấp dẫn. Giờ đây cá kho Vũ Đại không chỉ là món ăn quen thuộc của riêng dân làng mà đã trở thành thứ đặc sản trứ danh khắp cả nước, cũng là nhờ công sức, nỗ lực đưa niêu cá làng của người dân huyện Lý Nhân đến với các thực khách gần xa.
Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé, và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới vừa công bố Báo cáo tiến độ chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy, việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

(LĐTĐ) Từ xa xưa, trống đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Âm thanh vang động của tiếng trống không những tạo nên bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt cho các lễ hội, nghi thức mà còn là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của dân tộc. Xuất hiện từ hơn 1.000 năm trước, tiếng trống làng Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) vẫn vang vọng tới tận bây giờ, như một dòng chảy văn hóa bền bỉ, âm thầm hiện hữu giữa đời sống hối hả hiện nay.
Người đưa niêu cá làng Vũ Đại ra thế giới

Người đưa niêu cá làng Vũ Đại ra thế giới

(LĐTĐ) “Bỏ phố về làng” để bắt đầu khởi nghiệp là chuyện xưa nay không hiếm gặp ở người trẻ. Nhưng có lẽ ít ai dám can đảm như anh Nguyễn Bá Toàn - Chủ cơ sở sản xuất Cá kho Bá Kiến, Giám đốc Công ty TNHH Đặc sản Việt Nam hiện tại khi quyết định từ bỏ công việc vốn đã gắn bó và ổn định với mình từ bấy lâu để khởi nghiệp chỉ qua một lần thưởng thức món ăn. Để xuất khẩu được niêu cá làng ra thị trường quốc tế, hành trình này đối với chàng trai ấy chưa bao giờ dễ dàng.
Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa

Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay, với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên. Bền bỉ mang sữa đến cho trẻ em suốt 17 năm qua, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 500.000 trẻ em trên khắp cả nước, với hơn 42 triệu hộp sữa được trao đi.
Xem thêm
Phiên bản di động