Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Giấc mơ an cư trong những căn NƠXH tại TP.HCM vẫn còn xa vời đối với rất nhiều công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Ỳ ạch làm nhà ở xã hội

Không thể phủ nhận, thời gian qua, TP.HCM đã nỗ lực đầu tư các dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, nhằm giải quyết bài toán về chỗ ở cho đại đa số người có thu nhập thấp, công nhân lao động và những người dân bị giải tỏa trắng tại các dự án đô thị. Tuy nhiên, Thành phố cũng đang đứng trước nghịch lý là trong khi dư thừa nhà ở thương mại, phân khúc cao cấp, thì các dự án NƠXH lại thiếu vắng. Trong khi nhiều nơi tìm kiếm, bố trí hoặc xây dựng các khu tái định cư, thì vẫn còn tới hàng nghìn căn hộ và nền đất tái định cư bị bỏ trống, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.

Chỉ tính riêng năm 2023 là thời điểm gần nhất cũng đã thể hiện rõ nghịch lý này. Số liệu trong Báo cáo 240 (ngày 9/1/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM khiến nhiều người phải “giật mình”, khi cả năm 2023 toàn Thành phố có 19 dự án nhà ở thương mại được thông báo đủ điều kiệu bán, cho thuê mua với hơn 17.700 căn được đưa ra thị trường, riêng sản phẩm cao cấp chiếm gần 11.400 căn (64,4%), còn lại là phân khúc trung cấp, không có nhà ở bình dân.

Trong số 19 dự án nói trên, có dự án quy mô vốn lên tới hơn 1.400 tỷ đồng (như dự án chung cư cao tầng phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức), nhưng cũng thật "éo le" khi cả năm 2023, tại TP.HCM không có dự án nhà ở bình dân, NƠXH, nhà lưu trú công nhân nào hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Thậm chí trong 4 dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đang xây dựng trong năm 2023, thì cũng chỉ có quy mô khiếm tốn hơn 4.000 căn và phải đi vay gói tín dụng 12.000 tỷ đồng. Đơn cử như dự án giai đoạn 2, thuộc khu nhà ở Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh), vay 150 tỷ đồng; dự án NƠXH Lý Thường Kiệt (quận 10) vay 570 tỷ đồng; khu nhà ở phường Long Trường (thành phố Thủ Đức) vay 190 tỷ đồng; và nhà ở Cụm công nghiệp phường Thạnh Mỹ Lợi (thành phố Thủ Đức) vay 700 tỷ đồng.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Một dự án NƠXH trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM.

Trong khi đó, báo cáo 4111 (ngày 15/5/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy: Giai đoạn 2016 - 2020 Thành phố đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án NƠXH, với quy mô 14.954 căn. Theo Đề án xây dựng 1 triệu căn NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, TP.HCM được giao chỉ tiêu phát triển khoảng 69.700 - 93.000 căn NƠXH. Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 3 dự án NƠXH với quy mô 865 căn. Như vậy bình quân hơn 1 năm, TP.HCM cũng chỉ mới hoàn thành được 1 dự án NƠXH, là quá thấp.

Ngoài ra Thành phố hiện có 6 dự án NƠXH đang thi công với quy mô 4.754 căn, gồm 5 dự án NƠXH với 3.714 căn và 1 dự án nhà lưu trú cho công nhân với quy mô 1.040 căn. Theo kế hoạch thực hiện các công trình thi đua chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thành phố sẽ tập trung hoàn tất thủ tục 37 dự án NƠXH với quy mô 35.000 căn.

Cũng theo Sở Xây dựng TP.HCM (tại báo cáo số 4048 ngày 14/5/2024): Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đề ra chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 23,5 m2/người; phát triển tăng thêm 50 triệu m2 sàn nhà, trong đó, nhà ở thương mại đạt 15,5 triệu m2 sàn, NƠXH đạt 2,5 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, kết quả đạt được hết sức khiêm tốn khi năm 2021, Thành phố chỉ phát triển mới được 4,93 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó NƠXH chỉ đạt 0,03 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 20,95 m2/người; đến năm 2022, các chỉ số trên lần lượt đạt 8,45 triệu m2, 0,03 triệu m2 và 21,46 m2/người.

Đáng chú ý, đến năm 2023, các chỉ số tụt xuống chỉ đạt 6,35 triệu m2 sàn nhà ở, không có diện tích NƠXH. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã xây mới 1,73 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó có 14.000m2 sàn NƠXH. Như vậy, tính từ năm 2021 đến tháng 4/2024, TP.HCM chỉ phát triển được 21,456 triệu m2 sàn nhà ở (đạt 42% chỉ tiêu đề ra), riêng NƠXH chỉ đạt mức hết sức khiêm tốn là hơn 75.600m2 sàn (đạt 3,02%).

Hàng nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang

Cũng như NƠXH, tình trạng căn hộ tái định cư cũng không mấy sáng sủa. Vừa qua, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam có báo cáo nêu rõ: Sở Xây dựng TP.HCM thống kê có hơn 14.000 căn hộ tái định cư bị bỏ trống, tập trung nhiều nhất tại khu tái định cư Bình Khánh (thành phố Thủ Đức), với hơn 12.000 căn và tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với hơn 2.000 căn hộ.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hiện có nhiều căn bỏ trống, gây lãng phí.

Báo cáo số 1706 (ngày 29/2/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) hiện đã tiếp nhận 10.328 căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước, đã bàn giao 1.315 căn hộ; tiếp nhận 2.333 nền đất, đã bố trí 368 nền đất để tái định cư. Như vậy hiện vẫn còn bỏ trống (chưa bàn giao) tới 9.013 căn hộ và 1.965 nền đất để tái định cư.

TP.HCM đã và đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn, khiến hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng và giải tỏa trắng, rất cần tái định cư để ổn định cuộc sống. Chỉ tính riêng dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM cần di dời 6.500 căn nhà để triển khai dự án Vành đai 3, Thành phố cũng cần đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho 1.670 hộ bị ảnh hưởng và 645 hộ bị giải tỏa trắng. Nhu cầu tái định cư là vậy, nhưng nghịch lý là vẫn còn hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bỏ trống, gây lãng phí nguồn lực, làm mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong dư luận.

Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội diễn ra vừa qua, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Thành phố hiện có 11.042 căn hộ và nền đất, trong đó 8.938 căn hộ và 2.104 nền đất được tạo lập bằng ngân sách Nhà nước đang để trống. Trong đó, Thành phố có chủ trương đấu giá 4.927 căn hộ, 42 nền đất, tập trung ở 2 khu vực gồm: 3.790 căn tại khu tái định cư Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức và gần 1.000 căn ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Gỡ vướng chính sách

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay các dự án NƠXH trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến 5 nhóm vấn đề lớn. Cụ thể là về công tác chấp thuận chủ trương đầu tư, công tác quy hoạch, thủ tục các dự án đầu tư công, công tác đấu thầu và tài chính.

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã chủ trì 10 cuộc họp (năm 2023) và 5 cuộc họp (từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024) về chuyên đề NƠXH, qua đó, ban hành các thông báo kết luận chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức tổ chức thực hiện.

Thành phố cũng đã xem xét từng vướng mắc trong các dự án cụ thể, có chỉ đạo hướng tháo gỡ trong thực hiện các thủ tục đầu tư với 45 lượt giải quyết, tương ứng với 21 dự án; ban hành trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng NƠXH; ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện các dự án có sử dụng đất. Thành phố cũng ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH…

Cùng với đó, Thành phố đang phối hợp với Bộ Xây dựng để góp ý Nghị định về quy định chi tiết về một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý NƠXH; tiếp tục kiến nghị các cơ quan Trung ương để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc đầu tư phát triển NƠXH.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

(LĐTĐ) Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng triển lãm quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2024 vẫn quy tụ hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, bất động sản.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động