Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

(LĐTĐ) Từ xa xưa, trống đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Âm thanh vang động của tiếng trống không những tạo nên bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt cho các lễ hội, nghi thức mà còn là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của dân tộc. Xuất hiện từ hơn 1.000 năm trước, tiếng trống làng Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) vẫn vang vọng tới tận bây giờ, như một dòng chảy văn hóa bền bỉ, âm thầm hiện hữu giữa đời sống hối hả hiện nay.
Chuyện ít biết về "nữ hoàng" làng trống Đọi Tam

Gắn bó cả đời với niềm tự hào nghề làm trống truyền thống

Thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, làng trống Đọi Tam được biết đến là nơi lưu giữ thanh âm chốn hồn thiêng sông núi, là cái tên quen thuộc ngự trị trong tâm thức người Việt với danh xưng “làng nghề có độ tuổi hơn nghìn năm”. Điều này đã trở thành niềm tự hào đối với người dân làng nghề. Nơi đây cũng truyền tai nhau từ đời này sang đời khác câu chuyện thú vị về ông tổ nghề của ngôi làng.

Tương truyền rằng vào ngày mồng 7 tháng Giêng năm 987, hay tin vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm một cái trống to để ra nghênh tiếp nhà vua. Nhờ âm thanh vang xa và hùng tráng, tiếng trống cất lên liền được vua khen ngợi. Về sau hai ông được dân làng tôn lên làm Trạng Sấm và kể từ đó, nghề làm trống bắt đầu phát triển ở làng Đọi Tam.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Ông Phạm Chí Khang tự hào khi kể về những kỷ niệm gắn liền với làng trống Đọi Tam.

Đến với mảnh đất này, tận mắt chứng kiến nhịp sống sôi động của làng nghề và sự tỉ mẩn trong từng công đoạn, ta mới thực sự hiểu được cái tâm, cái tài, sự trân trọng đối với nghề của các nghệ nhân làng trống Đọi Tam. Làng có tục cha truyền con nối, Con trai trong làng thường được dạy nghề từ lúc còn 12, 13 tuổi và khi lên 14, 15 tuổi sẽ theo cha đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để làm trống.

Tục lệ ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, người dân trong làng vẫn một lòng gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống mà cha ông để lại. Bởi lẽ đây không chỉ là kế sinh nhai đem lại cho họ một nguồn thu nhập ổn định, khiến đời sống của họ không ngừng được cải thiện mà hơn tất cả, nó còn chính là phương thức để lưu truyền thanh âm trống làng độc bản, thanh âm hồn thiêng sông núi vọng mãi ngàn năm.

Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Phạm Chí Khang, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh trống Đọi Tam bày tỏ niềm tự hào khi được sinh ra tại làng nghề truyền thống Đọi Tam và trưởng thành từ việc tiếp thu những tinh hoa của người đi trước để lại: “Tiếng trống Đọi Tam vang rền hơn 1000 năm nay rồi. Nơi đây đã có thời kỳ lên đến 600 người làm nghề. Kỷ niệm sâu sắc nhất trong 50 năm theo nghề của tôi chắc chắn là năm gia đình tôi được giao trọng trách thiết kế hàng nghìn trống hội cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Chiếc trống cao 2m tại xưởng sản xuất của nghệ nhân Phạm Chí Khang.

Nghệ nhân Phạm Chí Khang cũng không giấu nổi niềm tự hào khi chia sẻ thêm về những chiếc trống đại mà gia đình ông đã từng làm từ trước tới nay. Nếu được tận mắt chiêm ngưỡng chiếc trống cao 2 mét ở xưởng của nghệ nhân, chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ và thắc mắc phải mất bao nhiêu công sức mới có thể làm ra một sản phẩm “vĩ đại” thế này.

Và để đạt được điều đó, không thể không nhắc đến sự trân trọng và nhiệt huyết với nghề làm trống của ông Khang nói riêng và những người thợ làm trống nói chung. Nó như một phần trong đời sống của nghệ nhân. Chính vì vậy họ lại càng mang nặng trong mình nỗi niềm làm sao có thể bảo tồn, duy trì và phát triển cái nghề mà cha ông đã để lại cho tới tận mai sau.

Nói về kinh nghiệm để có được chiếc trống tốt, ông Khang chia sẻ khâu quan trọng nhất là bước lựa chọn nguyên liệu: “Từ trước tới nay mọi người vẫn truyền miệng với nhau là “Da trâu tang mít đánh ít kêu nhiều”. Khung trống phải làm bằng gỗ mít già lâu năm và căng mặt trống hai mặt phải chọn da trâu sống, cắt tiết lột tươi, phơi được nắng”. Nghệ nhân cũng nói thêm: “Ngoài ra, điều chỉnh âm thanh cho chuẩn cũng là một khâu không kém phần quan trọng. Việc này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và thật kiên trì trong công việc”.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Những chiếc trống được hoàn thiện từ chính tay gia đình nghệ nhân Phạm Chí Khang.

Nhạy bén “chuyển mình” để thanh âm dân tộc mãi vang vọng trong thời đại mới

Bên cạnh những mặt sáng của nghề làm trống Đọi Tam, nghệ nhân Phạm Chí Khang cũng bộc bạch một số khó khăn: “Da trâu và gỗ mít vốn là hai nguyên liệu bắt buộc để làm nên một chiếc trống tốt. Tuy nhiên, trồng một cây mít phải 50 năm sau mới khai thác được vỏ cây. Còn da trâu già cũng ngày một ít đi do nguồn cung không đủ. Ngoài ra sự phát triển của làng nghề lớn bao nhiêu thì đòi hỏi nhà xưởng phải càng rộng bấy nhiêu”.

Ông Khang cũng bày tỏ mong muốn rằng các ban ngành trung ương địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống có một khu đất rộng rãi để làm khu tiểu thủ công nghiệp. Có được quỹ đất này, làng nghề Đọi Tam có thể tránh được sự ô nhiễm trong khu dân cư bởi hiện nay hầu như các cơ sở làm trống vẫn đang tận dụng nơi sinh hoạt để sản xuất.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Một góc nhỏ tại cơ sở sản xuất trống của ông Phạm Chí Khang.

Không chỉ có vậy, hiện nay nhu cầu mua sắm các loại trống đang ngày một ít đi, các nghệ nhân làm trống xưa cũng dần muốn chuyển hướng sang những lĩnh vực, công việc khác. Khó khăn là thế nhưng để giữ chân khách hàng, giữ chân công nhân, nhìn chung làng nghề truyền thống Đọi Tam đã nhạy bén thay đổi, đa dạng hóa các sản phẩm như: thùng gỗ đựng rượu, bồn tắm, bồn ngâm chân… dựa trên những kỹ thuật hoàn toàn cơ bản từ nghề làm trống. Việc không ngừng cập nhật, nắm bắt nhu cầu xã hội và áp dụng vào từng sản phẩm đã giúp đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển, góp phần quan trọng để thanh âm tiếng trống làng được vang vọng mãi theo tháng năm.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Sản phẩm thùng rượu gỗ tại một cơ sở sản xuất ở làng trống Đọi Tam .

Nhìn lại xuyên suốt vòng quay của thời gian, tiếng trống đã có mặt ở tất cả lĩnh vực của đời sống, nó hiện hữu ngay khi con người sinh ra cất tiếng khóc chào đời cho tới lúc về với thế giới bên kia. Còn trong thời kỳ thế giới hội nhập, mở cửa như ngày nay thì việc đưa tiếng trống để giao lưu văn hóa với nước bạn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, quả không sai khi nói rằng trống làng Đọi Tam sớm đã trở thành một nét đẹp văn hoá lịch sử ngự trị trong trái tim của mỗi người.

Qua biết bao biến cố và thăng trầm lịch sử, ông Khang cũng như các nghệ nhân khác của làng trống Đọi Tam vẫn luôn lấy “cái tâm - cái tầm” làm tôn chỉ trong nghề, không ngừng nỗ lực giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống để làm sao cho xứng đáng với danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”. Có như vậy, tiếng trống Đọi Tam của mảnh đất Hà Nam không chỉ ngân vang trong nước mà còn vang xa tới khắp bạn bè quốc tế.

Tác giả: Trang Linh

Ảnh: Võ Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động