Đừng để lãng phí đất đai

(LĐTĐ) “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Hiến pháp và Luật Đất đai nước ta đã quy định rõ như vậy. Do đó, nhiệm vụ của chính quyền (tỉnh, thành phố) là phải có sự quản lý về đất đai khoa học, vừa phát huy hiệu quả sử dụng đất, tránh tối đa việc sử dụng lãng phí hoặc tiêu cực gây ra những vụ khiếu kiện kéo dài.
Hạn chế sử dụng lãng phí đất đai Nước rút cổ phần hóa: Đừng để lãng phí đất đai
Đừng để lãng phí đất đai
Ảnh minh họa.

Bàn về không gian phát triển, tại hội thảo về lập Quy hoạch tổng thể quốc gia được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Chúng ta có 63 nền kinh tế địa phương giống nhau nhưng độc lập và tách rời. Đây là nghịch lý đã tồn tại trong nhiều năm nay mà chưa thể khắc phục. Không thể phát triển khi mà không gian kinh tế bị chia cắt như vậy…

Chính sự chia cắt này đang gây lãng phí nguồn lực phát triển trên quy mô lớn, hình thành xu hướng đua tranh không lành mạnh, thậm chí là “cạnh tranh cùng xuống đáy” giữa các tỉnh trong thu hút nguồn lực, thu hút đầu tư”. Đây không phải là lần đầu tiên một thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực kế hoạch- đầu tư phải “thốt” lên như vậy, mà ngay từ hàng thập kỷ trước, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về hiện tượng các địa phương chạy đua thu hút đầu tư dẫn đến địa phương nào cũng có nhà máy bia, xi măng… Còn nay đâu đâu cũng sân golf, quần thể du lịch.

Nhìn từ góc độ quy hoạnh và chọn lựa đầu tư như phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lại nhớ về câu chuyện quy hoạch và thu hút đầu tư tại bãi đất ven biển đang bỏ trống trơ nơi quê nhà. Quê tôi làng chài ven biển thuộc xứ Thanh, trước đây là huyện, nhưng gần 2 năm qua đã được nâng cấp lên thị xã Nghi Sơn. Ngoài vùng lõi phục vụ cho công nghiệp nặng (lọc hóa dầu, luyện thép, cảng biển) thì các vùng lân cận ven biển ở đâu cũng thấy mọc lên các dự án du lịch.

Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế so sánh để phát triển kinh tế là đúng. Nhưng quan trọng hơn là cách thức triển khai. Tôi nhớ những năm 2019-2020, người dân các thôn Phú Đông, phường Hải Lĩnh cứ bàn tán xôn xao chuyện nhà đầu tư đến “lấy đất” làm khu du lịch. Người thì đồng thuận, người thì cho rằng việc đến bù chưa thỏa đáng… cuối cùng mọi chuyện cũng đã được chính quyền giải quyết ổn thỏa. Mấy héc ta đất ven biển đã được bàn giao cho doanh nghiệp… Song đến nay, dự án vẫn nằm im bất động. Trong khi, cả cánh rừng phi lao vốn để chắn gió, chắn bão cho làng mạc thì đã bị đốn trơ trọi.

Không đi sâu vào dự án này mà chỉ thông qua dự án điển hình này để nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch và chọn lựa đầu tư. Lẽ ra, đối với khu kinh tế Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn hiện nay (huyện Tĩnh Gia) trước đây, ngoài vùng lõi là khu công nghiệp Nghi Sơn đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thì đối với các vùng khác, chính quyền phải thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết. Vùng nào sẽ phát triển du lịch, vùng nào phát triển công nghiệp, vùng nào làm nông nghiệp… từ đó tổ chức hội nghị để xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp có tiềm năng đến làm ăn.

Làm như thế tránh được sự manh mún trong đầu tư, đâu đâu cũng đầu tư lĩnh vực na ná giống nhau, người dân thì có đầy đủ thông tin về quy hoạch. Còn đa số hiện nay trên địa bàn cả nước, hễ ở đâu có đất, doanh nghiệp (nhà đầu tư) tìm đến, thấy hợp lý sẽ làm kế hoạch trình lên chính quyền tỉnh, thành phố chủ trương đầu tư. Hệ quả, đất đai bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả về kinh tế vì đầu tư manh mún.

Còn nhìn ở góc độ quốc gia, nếu không có quy hoạch tổng thể như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì tới đây sẽ tiếp tục xuất hiện tình trạng địa phương nào cũng phát triển du lịch và cấp phép sân golf! Hy vọng, tới đây nếu Luật Đất đai được sửa đổi sẽ chấm dứt được tình trạng này.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động