Du lịch di tích, đổi mới để tăng sức hút

(LĐTĐ) Những ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 mạnh mẽ đã khiến các khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa của Hà Nội rơi vào trạng thái “ngủ đông” do lượng khách đến giảm mạnh. Trong thời gian này, tất cả đang chờ được khai phá, đổi mới từ chiều sâu để gây ấn tượng mạnh hơn, hấp dẫn du khách sau dịch.
Khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ
5 địa điểm du lịch trải nghiệm tại Hà Nội hấp dẫn trong ngày 2/9
Kiểm tra phòng chống cháy nổ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đìu hiu khó tin do ảnh hưởng của dịch

Với bề dày nghìn năm văn hiến, Hà Nội có nhiều di tích, di sản, làng nghề, ẩm thực... độc đáo. Đây chính là thế mạnh của Hà Nội trong phát triển du lịch nhiều năm qua. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, ngành du lịch Hà Nội đã có những có những biến động nghiêm trọng. Sau khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên lắng xuống, các khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa của Hà Nội bắt đầu có sự nhộn nhịp trở lại đón du khách trong nước đến tham quan. Đang trong quá trình “hồi sinh” thì đợt dịch lần thứ 2 bùng phát. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đến ngành du lịch Thủ đô ngày càng rõ nét khi có hàng ngàn tour bị khách hàng hủy, tỷ lệ đặt phòng ở các cơ sở lưu trú rất thấp.

3433 aynh 2
Nhiều nơi đã tiến hành đổi mới nội dung hoạt động để hấp dẫn du khách

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,29 triệu lượt khách, giảm 67,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1,02 triệu lượt khách, giảm 75,6% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 5,27 triệu lượt khách, giảm 65% so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 8/2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 310 nghìn lượt, giảm 70,3% so với tháng 7/2020, giảm 87,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội giảm 12% so với tháng trước và giảm 97,1% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa giảm 71,3% so với tháng trước và giảm gần 85% so với cùng kỳ.

Do không có khách, nhiều khu du lịch, di tích nổi tiếng của Hà Nội mặc dù vẫn được hoạt động bình thường nhưng luôn trong tình trạng vắng vẻ. Đã nhiều tháng nay, tại các khu di tích như Nhà tù Hỏa Lò, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ Hà Nội…không khí du lịch rơi vào trạng thái đìu hiu, trầm lắng hẳn, trái ngược với cảnh đông đúc, người người, nhà nhà đến tham quan trải nghiệm như mọi năm. Cảnh tượng cổng bán vé, bãi đỗ xe chật kín khách nay cũng đã không còn. Nhiều ki - ốt, nhà hàng phải tạm đóng cửa vì ế ẩm.

Vốn là một trong những di tích hấp dẫn, thu hút du khách nước ngoài, người dân các địa phương, sĩ tử mỗi mùa thi... Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày qua lại có lượng khách đến tham quan rất thấp. Ngay từ cổng đến đường dẫn vào khu vực Khuê Văn Các, bia tiến sĩ, thưa vắng, đây là điều hiếm thấy trước khi dịch bệnh diễn ra. Mặc dù vắng vẻ nhưng các hoạt động vệ sinh, duy tu vẫn được tiến hành thường xuyên, từ đó dẫn đến tình trạng “nhân viên nhiều hơn khách”.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ, từ đầu năm, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đón khách tham quan của đơn vị. “Dịch Covid – 19 có tác động vô cùng nghiêm trọng đến các khu du lịch, di tích, bao gồm cả Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Các hoạt động đón khách có thời gian phải tạm dừng trong giai đoạn giãn cách xã hội và các hoạt động trải nghiệm văn hóa, giáo dục, khoa học khác đều bị ảnh hưởng, không tổ chức được.Trong khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 6, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón được 300-400 khách tham quan/ngày, giảm khoảng 90% so với trước khi có dịch. Khi làn sóng dịch thứ 2 bùng nổ, từ cuối tháng 7 đến tháng 8, lượng khách giảm đến 99%, tức là một ngày Văn Miếu – Quốc Tử Giám chưa được 100 khách đến tham quan”, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết.

Đổi mới từ chiều sâu để thu hút khách

Từ những khó khăn trên đã đặt ra cho mỗi đơn vị nhiệm vụ phải giải bài toán không thụ động chờ khách tham quan tìm đến, thay vào đó là tìm hướng đi mới để hấp dẫn du khách, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài việc tiếp tục đảm bảo an toàn, sức khỏe cho du khách và chất lượng phục vụ khi khách đến tham quan di tích, nhiều nơi đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá trên các trang mạng xã hội nhằm đưa di tích đến với đông đảo đối tượng công chúng. Dịch Covid- 19 khiến hoạt động du lịch bị chững lại. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các đơn vị nghiên cứu thay đổi nội dung, đi sâu vào nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch có chiều sâu, mang nhiều giá trị trải nghiệm hấp dẫn hơn.

“Dịch bệnh là bất khả kháng, mặc dù gây ra những khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi nhận thức, để thấy rõ là tính bền vững trong nguồn thu, hoạt động của di tích là như thế nào. Từ đó đòi hỏi mỗi đơn vị phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, thay đổi tư duy phục vụ, ứng xử với khách và thay đổi các hoạt động có tính thiết thực mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội”, ông Lê Xuân Kiêu cho hay.

3430 dsc09402
Các khu di tích vắng vẻ do ảnh hưởng của dịch

Theo đó, hiện nay, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ trương sắp xếp lại bộ máy lao động, đặc biệt là chuyển hướng hoạt động chuyên môn để chuẩn bị cho sau Covid-19. Bên cạnh việc duy trì đón khách, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tiếp tục phát triển những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Thể hiện qua những sản phẩm có họa tiết, hoa văn đặc trưng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng với những hình ảnh gắn với truyền thống học tập và khoa bảng của Việt Nam, được sản xuất tại các làng nghề truyền thống, bằng những chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, vải, bèo…. Mỗi sản phẩm lưu niệm đóng vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoài ra, trong việc hiện đại hóa và tăng tính trải nghiệm, Trung tâm xây dựng những đề án số hóa, toàn bộ số liệu di tích để phục vụ việc tra cứu của các dòng họ, doanh nhân, tra cứu tiến sĩ..., áp dụng công nghệ hiện đại, hướng tới sử dụng công nghệ hiện đại để nói lên các câu chuyện truyền thống. Dự kiến đến Tết âm lịch hệ thống này có thể triển khai được.

Để tăng tính hấp dẫn, khai thác tối đa tiềm năng du lịch Thủ đô, nhiều điểm du lịch, di tích của Hà Nội cũng đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển mô hình du lịch về đêm. Có thể kế đến như sản phẩm du lịch mới “Đêm linh thiêng - Sáng ngời tinh thần Việt” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. Điều đặc biệt của tour trải nghiệm này là đơn vị tổ chức đã tạo nên các cung bậc cảm xúc từ hiệu ứng của ánh sáng và âm thanh hoàn toàn khác biệt so với ban ngày. Hành trình sẽ đánh thức cảm xúc, giác quan của du khách, điều mà những chuyến tham quan vào ban ngày chưa làm được trọn vẹn. Đây là hoạt động du lịch về đêm đầu tiên tại các di tích của Hà Nội, mở ra khả năng khai thác tiềm năng mô hình này cho nhiều điểm di tích khác. Trong đó có thể kể đến như sản phẩm du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, dự kiến ra mắt vào dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ vậy, nhiều nơi đã nâng cấp dịch vụ, cải tạo hạ tầng, như lắp đặt hệ thống tra cứu điện tử, wifi miễn phí… để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu.

Có thể thấy rằng, những đổi mới có chiều sâu hướng vào nhu cầu của khách hàng đang là hướng đi đúng đắn tại nhiều khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa tại Hà Nội. Không chỉ giúp phát huy lợi thế của khu du lịch Thủ đô, đây còn là cơ hội mở rộng thị trường khách nội địa, đặc biệt là tạo sức bật sau khoảng lặng do Covid-19./.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động