Dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ giữa năm 2023
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp khiến một bộ phận nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Tại phiên họp Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (ngày 19/10), Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%).
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ngày 20/10. (Ảnh: Quốc hội) |
Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.
Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.
Theo Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ được triển khai, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều.
Chính phủ cũng sẽ có giải pháp nâng cao trình độ dân trí, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời triển khai đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; tăng cường y tế cơ sở, dự phòng, đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch của hệ thống y tế; cơ chế tài chính y tế tiếp tục được đổi mới; thực hiện lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, đường sắt đô thị sẽ được ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Nguồn lực xã hội được huy động đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Năm 2023, Chính phủ phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc như Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.
Đồng thời, nhiều dự án sẽ được khởi công, như Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Đắk Nông - Bình Phước; Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng; Kon Tum - Quảng Ngãi; Lạng Sơn - Cao Bằng...
Một số sân bay cũng được dự kiến nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng như Phan Thiết, Thành Sơn, Chu Lai, Lào Cai, Nà Sản, Vinh; nghiên cứu mở rộng theo phương thức PPP để khai thác lưỡng dụng sân bay Biên Hòa, Gia Lâm.
Đến năm 2022, khoảng 565km cao tốc đã được hoàn thành; trong đó đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200km. Cuối năm 2022, sẽ có 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam được khởi công, với chiều dài gần 730km.
Quang cảnh kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quốc hội) |
Dù đạt nhiều kết quả, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính thừa nhận, kỷ luật hành chính có nơi chưa nghiêm; một số cán bộ công chức vi phạm quy định, bị kỷ luật. Một số vụ việc tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mất an toàn lao động, cháy nổ, lừa đảo qua mạng “còn diễn biến phức tạp”. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm...
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15