Đủ 14 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự
Chung tay ngăn chặn bạo lực học đường để xây dựng xã hội văn minh | |
Ban hành quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục |
Nhiều học sinh chưa nhận thức đầy đủ thế nào là bạo lực học đường. Nhiều em cho rằng bạo lực học đường là bạo lực thể xác như đánh nhau gây thương tích về cơ thể. Tuy nhiên, bạo lực học đường còn có hình thức bạo lực về tinh thần, đó là dùng lời nói, thái độ để gây nên nỗi đau tinh thần cho người khác.
Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh – Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), bạo lực tinh thần cũng bị xử lý trước pháp luật. “Tất cả những hành vi bôi xấu người khác, vu khống, bôi nhọ nhân phẩm người khác trên các trang mạng xã hội đều vi phạm pháp luật và bị xử lý. Rất nhiều học sinh lên mạng bình phẩm rất tục tĩu.
Tôi không thể hình dung được một nam sinh hoặc nữ sinh trung học lại có những câu nói như vậy. Thậm chí nhiều bạn lên mạng nói xấu cả thầy cô, bình phẩm, bôi nhọ, vu khống, thậm chí lộ những thông tin mật của những bạn khác. Những hành vi đó là bị nghiêm cấm và bị trừng trị trước pháp luật”, Trung tá Oanh khẳng định.
Học sinh trường Trung học phổ thông Nhân Chính tái hiện tình huống bạo lực học đường qua tiểu phẩm. |
Tuy nhiên, nhiều học sinh lại không biết rằng, đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng.
Học sinh Thùy Linh (cụm trường Trung học phổ thông Thanh Xuân – Cầu Giấy) khi được hỏi về lứa tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì cho rằng, từ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Một số học sinh khác tại các trường ở Hà Nội cho biết các em rất mơ hồ về tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, phần lớn đều “nghĩ rằng” từ 16 đến 18 tuổi trở lên.
Trung tá Khổng Ngọc Oanh cho biết, bạo lực học đường đã có rất nhiều trường hợp gây chết người, học sinh hẹn nhau ra ngoài trường giải quyết mâu thuẫn, dùng hung khí tấn công nhau dẫn đến tử vong.
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, như bạo lực học đường dẫn đến tử vong; giết người, cướp giật, mua bán người, hiếp dâm, cưỡng dâm… đều phải chịu trách nhiệm hình sự ở đủ 14 tuổi trở lên. Còn đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hành vi phạm tội”, Trung tá Oanh cho biết.
Học sinh cần tự trang bị những kiến thức về pháp luật để phòng, chống và ngăn chặn những hành vi bạo lực học đường cho chính mình và cho cộng đồng.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46