Đình Nam Dư Thượng và lễ hội rước nước độc đáo

(LĐTĐ) Nam Dư Thượng là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hoá, nay thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Đình Nam Dư Thượng ngoài nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc gắn với thần tích của 3 vị thành hoàng làng, nơi đây cón được biết đến với lễ hội truyền thống, lễ rước nước (lễ cấp thủy), một nghi lễ truyền thống gắn với cộng đồng dân cư vùng ven sông Hồng.
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2018 có nhiều điểm mới
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Sẽ không còn nỗi buồn!
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Tìm về Tết xưa tại ngôi đình cổ 400 tuổi ở Hà Nội
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Đình làng Mai Động

Đầu thế kỷ XIX, xã Nam Dư thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì. Từ khi con đường dài hơn 3 km nối thôn Thuý Lĩnh, xã Lĩnh Nam với làng Mai Động xã Hoàng Văn Thụ hình thành thì đất Nam Dư được chia thành hai thôn: Nam Dư Thượng và Nam Dư Hạ. Nay Nam Dư Thượng thuộc phường Lĩnh Nam, Nam Dư Hạ thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai. Nhưng sự phân chia địa giới hành chính này cũng không làm làng xưa thay đổi nếp sống, phong tục bởi người dân hai thôn vẫn có quan hệ thân tộc gắn bó và hai thôn cùng thờ chung các vị thành hoàng làng.

dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao
Đình Nam Dư Thượng được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia vào năm 1992. Ảnh: P.B

Đình Nam Dư Thượng thờ các vị thành hoàng là Minh Hoa An Quốc đại vương cùng phu nhân Hoàng Phi Trân và Đương Thống đại vương cùng phu nhân Nguyệt Thái. Tương truyền, Minh Hoa An Quốc Đại vương là con vua Hùng Vương thứ 17, có công trong việc trị quốc an dân. Đương Thống đại vương còn gọi là Thống Công, em Sơn Thánh, sống dưới triều Hùng Duệ Vương. Sơn Thánh lấy công chúa Mị Nương còn Thống Công lấy công chúa Nguyệt Thái. Hai người có nhiều công lao dưới triều vua Hùng.

Ngôi đình Nam Dư Thượng nằm trên một mảnh đất cao ráo giữa làng, cách chùa Nghiêm Thắng Tự khoảng 400m ở phía tây và cách sông Hồng khoảng 2km ở phía đông. Trước kia, phần lớn các bộ phận của ngôi đình Nam Dư Thượng đã bị xuống cấp và hủy hoại. Sang thế kỷ 21, đình đã được đại trùng tu nhưng vẫn giữ phong cách kiến trúc truyền thống, mặc dù chủ yếu sử dụng vật liệu bê tông cốt thép.

Hiện nay, cổng đình gồm 4 trụ biểu nhìn về hướng đông, mở ra ngõ 112 Nam Dư, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Sau cổng là sân gạch dài, bên tay trái có một cây đa to và bên phải là các bậc thềm rồng dẫn vào cửa đình. Đại bái gồm 3 gian 2 chái kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Trước đình là một ao sen rộng khoảng 1 sào, giữa ao có tòa Phương đình xây kiểu 2 tầng 8 mái 16 cột, nơi diễn ra nhiều trò vui dân gian trong dịp lễ hội.

Trải qua mấy thế kỷ với bao biến cố, trong đình Nam Dư Thượng hiện vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử như: 1 bộ bát bửu, 1 hương án, 1 long đình, 2 bức hoành phi, 1 đỉnh đồng, 1 đôi hạc, 2 bát nhang sứ, 4 long ngai, bài vị... Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu lớn mang phong cách chạm khắc gỗ của cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Về tư liệu chữ Hán, ngoài các câu đối lại có 1 cuốn thần phả và 16 đạo sắc phong, đạo sớm nhất mang niên đại Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783), muộn nhất là Khải Định thứ 9 (năm 1924).

Tại đình Nam Dư Thượng, theo truyền thống nông nghiệp lâu đời, nhân dân vẫn tổ chức và tham gia hội làng hàng năm từ ngày 14 đến 15 tháng Hai âm lịch. Trong dịp này, đặc sắc nhất là lễ cấp thuỷ, rước nước lấy từ sông Hồng về để cầu cho mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

Để chuẩn bị cho lễ hội rước nước, cách ngày diễn ra lễ hội khoảng hai, ba ngày, ban tổ chức lễ hội cùng toàn thể nhân dân Nam Dư Thượng đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho lễ rước nước với một tấm lòng thành kính đặc biệt.

Làng Nam Dư Thượng ở trong đê nên mỗi khi rước kiệu ra sông lấy nước đều phải đi qua đình làng Thúy Lĩnh, khi đoàn rước qua cửa đình thì dừng lại, quay long đình vào đình Thúy Lĩnh lễ vọng. Cùng lúc đó, dân làng Thúy Lĩnh ăn mặc chỉnh tề làm lễ phụng nghênh. Khi đoàn rước nước ra đến bến sông Hồng, dưới bến đã có nhiều chiếc thuyền đợi sẵn để chở kiệu nước và các lễ vật đi xuống sông thực hiện nghi thức cấp thuỷ. Đoàn rước lên thuyền tiến ra sông lên đến đình làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) thì chào và lễ vọng. Sau đó, đoàn thuyền quay ra giữa dòng sông. Một cụ già cao niên đã được lựa chọn cân nhắc theo tiêu chuẩn về tuổi tác, đạo đức gia đình cũng như sức khoẻ được đại diện dùng gáo đồng múc từng gáo nước đổ vào choé. Chóe được đặt giữa thuyền trên miệng có phủ một vuông vải điều.

Vào buổi chiều cùng ngày, lễ nhập thuỷ được tiến hành trang trọng. Lễ tế được các cụ cao niên trong làng tổ chức với tấm lòng thành kính dâng lên các vị thành hoàng cầu mong cho dân làng một năm no ấm, an bình.

Lễ rước nước là nét độc đáo đặc trưng không chỉ của Nam Dư Thượng mà cả một vùng ven sông Hồng như Khuyến Lương, Vĩnh Hưng… của quận Hoàng Mai. Năm 1992, Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình Nam Dư Thượng là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

P.B

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động