Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề” |
Bản hùng ca tuổi trẻ
Cách đây gần 50 năm về trước, mùa Xuân năm 1976, với lòng yêu nước mãnh liệt và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, đi đến bất cứ đâu khi Tổ quốc cần, 100 thanh niên tiên phong của Thủ đô đã chia tay gia đình, người thân và tạm biệt Hà thành lên đường vào Tây Nguyên, đến miền đất đỏ Lâm Đồng để tiền trạm, mở đường cho cuộc xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng.
Phân xưởng kéo sợi của cơ sở Cường Hoàn, một người con Hà Nội tại Lâm Hà. (Ảnh: HNM) |
Nối tiếp đó, lần lượt là 8 Tổng Đội thanh niên xung phong với hơn 2.000 người từ tất cả các quận, huyện ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng đồng loạt lên đường vào vùng đất mới. Vậy là từ một vùng rừng núi hoang vu được cày xới, chia lô đặt theo các tên gọi thân thương: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm... Đó là những cái tên do lãnh đạo thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đặt khi người dân Thủ đô vào sinh sống trên vùng kinh tế mới với tâm niệm: Đây được xem là một phần máu thịt của Hà Nội.
Quê hương mới của những người con xa xứ rất rộng lớn, gian khó trăm bề. Ở chốn núi non, đất đỏ, những đôi chân chỉ quen đi đường bằng, những đôi tay chỉ quen làm việc tri thứcnay phải băng rừng, lội suối, xẻ núi, khai khẩn đất hoang khiến bàn tay tứa máu, đôi bàn chân dần chai sạn. Đó là còn chưa kể đến những hiểm nguy của chốn “rừng thiêng, nước độc” với địa hình thung lũng hiểm trở, nhiều loài thú dữ… Đã có những thất vọng, đã có những khó khăn, và cả những thất bại nhưng với tinh thần “Ba sẵn sàng”, những gian khổ, nguy hiểm không quật ngã được ý chí quyết tâm, kiên cường của những nam thanh, nữ tú đất Hà thành năm ấy.
Nở hoa trên đất khó
Những người đi khai hoang mở đất trên vùng đất đỏ của Lâm Đồng năm ấy, nay đã là những cụ ông, cụ bà, tóc đã pha sương, có người đã vĩnh viễn nằm lại nơi mảnh đất bazan. Thế nhưng, khi nói về những năm tháng tuổi trẻ trên miền đất mới, họ vẫn nhớ như in một thời dành cả thanh xuân để cống hiến và làm việc. Kể lại hành trình hơn 40 năm gian khó từ những ngày đầu khai phá vùng đất mới, bà Đào Thị Xuân Mai (khu phố Chi Lăng 2, thị trấn Nam Ban,huyện Lâm Hà) vẫn bồi hồi xúc động: “Năm 1977, tôi là cán bộ văn phòng của một công ty xây dựng ở Thủ đô, khi Nhà nước có chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới, tôi đã xung phong lên đường. Là một cô gái mới ngoài 20 tuổi, khi chuẩn bị được lên đường vào Tây Nguyên tôi rất háo hức, tò mò về vùng đất mới ấy. Hành trang mang theo chỉ là ít đồ giản đơn cùng một trái tim đầy nhiệt huyết”.
Nhiều người Hà Nội vào Lâm Hà khai hoang, lập nghiệp tạo nên những vùng đất trù phú. |
Khác với những gì bà hình dung, vùng đất mới không hoa lệ như thủ đô, mà là chốn rừng núi thâm u, không nhà cao tầng, đèn điện…thay vào đó là những ngôi nhà ván lợp tranh, nứa chẳng đủ che mưa che nắng. Đêm ngủ trong lán trại thường nghe thấy tiếng thú rừng húkhiến ai cũng thấp thỏm lo sợ. Lúc mới đi hăng hái, nhưng ròng rã nhiều ngày trời, lại hiện hữu trước mắt toàn những hiểm trở, khiến không ít người bị dao động. Thế là nhiều đêm trằn trọc, mất ngủ, hình ảnh về thủ đô xinh đẹp chập chờn đi vào giấc mơ khi chợp mắt của cô gái ấy. Để không làm mất đi nhiệt huyết, các cán bộ cùng những thanh niên “khai hoang” họp bàn đề ra nhiều phương hướng phát triển, động viên nhau và bà con khai hoang cùng ở lại, thi đua lao động sản xuất trên vùng đất khó.
Còn với ông Nguyễn Tiến Kình (tổ dân phố Từ Liêm 1, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà), là thanh niên tiền trạm quận Từ Liêm, Hà Nội năm 1976 chia sẻ, khi mới bắt đầu khai phá đất hoang, bản thân ông luôn tin tưởng vào quyết sách của Đảng trong việc tăng cường nhân lực để phát triển kinh tế miền núi, nên dù trải qua nhiều gian khó, ông cùng các đồng đội luôn quyết tâm phải biến “đất lạ hoá quê hưởng” để gắn bó.
Đúng là nói sao cho hết chuyện xưa, nói sao cho hết những đắng cay, ngọt bùi của thuở ban sơ ấy. Chỉ trong vòng mười năm, từ năm 1976 đến 1986, những thanh niên trẻ Hà Nội tiên phong đi xây dựng vùng kinh tế mới đã lập nên kỳ tích, họ đã biến một vùng đồi núi hoang sơ bạt ngàn cỏ tranh, thú dữ xa xôi, từ những vườn ngô, vườn sắn thì nay nơi đây đã là nhà cao tầng, phố thị khang trang, hạ tầng phát triển và hiện hữu những vườn cây công nghiệp như: đồi chè, cà phê, nương dâu đã phủ một mầu xanh trù phú, ấm no lên mảnh đất này. Cuộc sống cứ thế dần ổn định, trên đất khó đã nở hoa.
Khi vùng kinh tế mới kết thúc nhiệm vụ, Hà Nội chuyển giao một phần máu thịt của mình cho Lâm Đồng và huyện Lâm Hà đã ra đời vào năm 1987, cái tên gọi ấy là tên ghép từ hai địa danh, Lâm Đồng và Hà Nội đểnhắc đến nỗi nhớ thương cố hương và nhắc nhở nghĩa tình quê mới. Chẳng mấy chốc, nhiều người dân các tỉnh khác cũng đến Lâm Hà sinh sống, lập nghiệp.
Thị trấn Nam Ban hiện nay nổi tiếng với các làng nghề, có hai làng trồng dâu nuôi tằm được công nhận làng nghề truyền thống là Đông Anh 3 và Đông Anh 5. Tại đây, hiện có tới 60% dân số trồng dâu nuôi tằm, vừa làm kinh tế, vừa trở thành nơi tham quan. Hàng năm cũng thu hút một lượng khách du lịch ghé tham quan cũng như tìm hiểu bản sắc đa văn hóa ở đây.
Hướng về Hà Nội
Hơn 40 năm rời Thủ đô, đến giờ kí ức về quê cũ vẫn rõ ràng như mới hôm qua. Hà Nội giờ đây đã đổi khác, nhưng những hoài niệm về Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người người xa quê. Nhất là trong những ngày của tháng 10 lịch sử, khi Hà Nội chuẩn bị kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đó không những là niềm vui của người dân Thủ đô, mà còn là một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân cả nước.
Ông Trần Ngọc Lành (tổ dân phố Đông Anh 2, thị trấn Nam Ban), một trong những người có mặt trong đoàn thanh niên tiền trạm năm 1976, khi lên đường ông chỉ là chàng trai 20 tuổi, trải qua bao thăng trầm, khắc nghiệt của thời gian, chàng thanh niên giờ đây là người đàn ông 68 tuổi, trong lòng ông, vẫn mong một ngày không xa sẽ có dịp trở lại Hà Nội để nhìn ngắm quê hương thân yêu: “Tôi nhớ Hà Nội của tôi với những hàng cây cổ thụ xanh tươi, những con phố đổ ắp lá sấu vàng, nhớ đến cầu Long Biên, nhớ cả những hình ảnh các bà, các chị đạp xe gánh đủ loại hoa len lỏi khắp mọi ngõ phố…”
Không riêng ông Lành, những người xa quê khác đều chung nỗi nhớ, thổn thức về Hà Nội. Họ cũng biết rằng, xa Hà Nội đã bao lâu, thành phố bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Hà Nội đang không ngừng thay đổi để phát triển, xứng đáng với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.
Dù ở xa, những người con của Thủ đô sống ở Tây Nguyên luôn giữ được cốt cách của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vẫn thanh lịch, vẫn giữ giọng nói miền Bắc và trái tim luôn hướng về quê hương... Họ đều mong rằng Hà Nội sẽ tiếp tục cất cánh bay cao, bay xa hơn nữa.
Ngày 10/10/1975, trong khi người Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô trong niềm vui đất nước được hoàn toàn thống nhất. Thời điểm đấy, đoàn cán bộ do các đồng chí Nguyễn Xuân Bảy - Thành ủy viên, Trần Duy Dương - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu, lên đường vào Lâm Đồng. Nhiệm vụ của họ là thực hiện chủ trương của Đảng, khảo sát vùng đất mới, làm tiền đề cho việc khai hoang mở đất, tạo nên vùng kinh tế mới Hà Nội ngày nay trên cao nguyên Lâm Đồng. Đến năm 1976 tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hà Nội phối hợp, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và thống nhất lấy Nam Ban - Lán Tranh với diện tích tự nhiên khoảng hơn 42,6 ngàn hecta (lúc đó thuộc huyện Đức Trọng) để xây dựng vùng kinh tế mới. Nam Ban hồi đó được coi là trung tâm của khu kinh tế mới Hà Nội. |
Hương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53