Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Biểu tượng làng quê đáng tự hào hình thành từ công tác dân vận khéo Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 15 năm phong trào thi đua dân vận khéo Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực và thành tựu

Kể từ khi đăng ký xây dựng mô hình Dân vận khéo năm 2009, đến nay, sau 15 năm, Gia Lâm ghi dấu ấn với 3.845 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó có 2.261 mô hình tập thể, 1.584 mô hình cá nhân. Các mô hình được xây dựng trên 4 lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Trong 15 năm, huyện đã tổ chức 25 lớp tập huấn chuyên đề về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” cho trên 4.525 lượt học viên là thành viên khối Dân vận từ huyện đến cơ sở; tổ chức 2 lớp học tập chuyên đề về “Công tác dân vận của các cơ quan hành chính Nhà nước” cho 950 lượt học viên là lãnh đạo các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, các xã, thị trấn và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Phong trào "Dân vận khéo" góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Gia Lâm.

Tại hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Gia Lâm Đào Xuân Trường cho biết, qua 15 năm triển khai thực hiện, phong trào đã có những bước phát triển mới, nhiều tấm gương tiêu biểu đã có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân. Đã có tổng số 2.261 mô hình tập thể, 1.584 mô hình cá nhân được xây dựng trên 4 lĩnh vực.

Kết quả, đã có 1.291 mô hình tập thể và 871 mô hình cá nhân, trong đó cấp Thành phố là 11 mô hình, cấp huyện là 217 mô hình tập thể, 142 mô hình cá nhân, cấp xã là 1.063 mô hình tập thể và 729 mô hình cá nhân được công nhận điển hình “Dân vận khéo”.

Điển hình như lĩnh vực kinh tế, xã hội. Các địa phương đã tập trung tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế toàn diện, từng bước vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện các đề án phát triển kinh tế phù hợp với quy hoạch vùng và đảm bảo môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế phát triển.

Đặc biệt, phong trào “Dân vận khéo” đã đi vào những lĩnh vực mới, đòi hỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế và phạm vi tác động rộng, thực hiện liên doanh, liên kết, trao đổi, giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như: Các tổ nhóm sản xuất nông nghiệp, vùng sản xuất rau, cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đặng Xá, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên, Đa Tốn, Đông Dư, Kim Sơn, Lệ Chi, Dương Xá; 9 mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực; 5 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, cụm sản xuất làng nghề tập trung hoạt động ổn định; mạng lưới chợ và 1 trung tâm thương mại hoạt động hiệu quả.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Những con đường phong quang, sạch sẽ nhờ công tác dân vận.

Trong thực hiện xây dựng các vùng du lịch trọng điểm, xây dựng phát triển điểm du lịch, đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, phát triển tour tuyến du lịch, hoàn thành 4 điểm du lịch Bát Tràng, Phù Đổng, Dương Xá, Kim Lan… đã có 589 mô hình tập thể, 433 mô hình cá nhân được xây dựng.

Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong công tác “dồn điền đổi thửa”, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng trang trại, gia trại, phát triển ngành, nghề, làng nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển du lịch… thu hút lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hình thành chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường.

Đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc huy động sự tham gia tích cực của nhân dân đóng góp kinh phí, hiến đất, sức lao động, xây dựng nông thôn mới,… làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện cuộc sống của người dân.

Đến nay, toàn huyện có hơn 600 hộ dân tham gia hiến trên 61.000m2 đất thổ cư và đất nông nghiệp, với tổng số tiền đóng góp được trên 398 tỷ đồng làm các công trình nhà văn hóa, nghĩa trang, giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, kênh mương; đóng góp trên 18.338 ngày công lao động.

Một số mô hình hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, phát huy hiệu quả kinh tế như: Mô hình “Nông dân Gia Lâm thi đua thực hiện 3 nhóm mô hình, 10 phần việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội” của Hội Nông dân huyện Gia Lâm; Mô hình “Phát huy vai trò mô hình kinh tế tập thể” của Hợp tác xã Chử Tâm - xã Văn Đức

Mô hình “Dân vận khéo trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng nhà tư nhân trên địa bàn xã” của Ủy ban nhân dân xã Văn Đức. Mô hình “Vận động nhân dân chuyển đổi trồng lúa, ngô sang trồng hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao” của xã Trung Mầu, vận động chuyển đổi 64,23ha diện tích đất trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha;…

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Mô hình "Dân vận kheo" của phụ nữ Gia Lâm làm đẹp cảnh quan môi trường.

Phong trào “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa - xã hội; lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng; lĩnh vực quốc phòng - an ninh cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đặc biệt, trong lĩnh vực môi trường, một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình “Vận động phụ nữ đảm nhận trồng, chăm sóc các đoạn đường nở hoa nhằm xóa các điểm nguy cơ tồn đọng rác thải, làm đẹp cảnh quan môi trường trên địa bàn huyện”, “Đưa rác thải đến với hành trình sống xanh” của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phát động đã trồng mới 634 đoạn đường nở hoa với tổng chiều dài là 114.505m, huy động 5.363 ngày công với tổng trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Mô hình “Hàng cây nông dân”, “tuyến đường nông dân kiểu mẫu” của Hội Nông dân huyện phát động, đã trồng 95 hàng cây, 62 tuyến đường tại các xã có chiều dài 55.211 mét, với 8.312 cây xanh bóng mát, trị giá trên 4 tỷ đồng;…

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động

Năm 2024, toàn huyện Gia Lâm có 397 mô hình tập thể, cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo”, tập trung định hướng, khảo sát, lựa chọn các công trình mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu gắn biển chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá 83 mô hình “Dân vận khéo” đề nghị đạt điển hình cấp huyện. Đề xuất khen thưởng 2 mô hình “Dân vận khéo” cấp Thành phố, gắn biển 2 công trình “Dân vận khéo” cấp thành phố, 5 công trình “Dân vận khéo” cấp huyện; công nhận 36 mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp huyện.

Huyện ủy ban hành và đã triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 194-KH/HU ngày 12/4/2024 về việc tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm năm 2024 chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, với sự tham gia của 14 đơn vị cơ sở, 8 đội tuyển tham dự. Đội tuyển huyện Gia Lâm tham gia Hội thi “Dân vận khéo” Cụm thi đua số 2 của Thành phố đạt giải Nhì.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Gia Lâm cũng cho biết, công tác triển khai, xây dựng mô hình “Dân vận khéo” ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế, nhất là việc lựa chọn mô hình. Việc theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa được thường xuyên. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng gương điển hình “Dân vận khéo” tại cơ sở còn hạn chế. Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Theo ông Đào Xuân Trường, phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải được gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước để tạo ra phong trào thi đua chung có bề rộng và chiều sâu; giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, hướng tới mục tiêu giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Dự Hội nghị và đánh giá cao những kết quả đạt được trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” của huyện Gia Lâm trong 15 năm qua và 9 tháng năm 2024, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đinh Văn Khoá đề nghị huyện Gia Lâm tiếp tục quan tâm tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân để cùng tham gia thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; chú trọng lựa chọn xây dựng, nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”; xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phù hợp với thực tiễn của địa phương, thiết thực với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, kinh tế huyện tiếp tục phát triển, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 11,03%/năm, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 ước đạt 75,8 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, xây dựng nông thôn mới tại huyện đạt kết quả nổi bật, diện mạo nông thôn đổi mới toàn diện và rõ rệt. Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018, đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Việc thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước đặc biệt là phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần làm nên những thành quả về mọi mặt kinh tế, xã hội huyện Gia Lâm.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động