Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, không chỉ trong các hộ gia đình, những hiệu ứng tích cực về giảm rác thải nhựa còn có thể nhìn rõ ở những nơi cung cấp dịch vụ ăn uống như siêu thị, quán cà phê. Đây cũng được xem là nơi sử dụng và thải ra số lượng lớn phế phẩm làm từ nhựa khó tiêu hủy.
Chung tay giảm ô nhiễm rác thải nhựa Bắt đầu từ những hành động nhỏ Cùng đẩy lùi rác thải nhựa

Tiện nhưng... không lợi

Các đây khoảng 5 năm, hầu hết các siêu thị đều ưa chuộng túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần. Sự nhẹ gọn, sạch sẽ, bền dai là những tính năng ưu việt của chất liệu này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ rác thải nhựa đã nhanh chóng bộc lộ.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bên cạnh tiện ích thì túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần sau khi sử dụng cũng bộc lộ những hạn chế.

Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả
Đốt bỏ rác thải nhựa khiến môi trường bị ô nhiễm.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, sản phẩm nhựa sử dụng một lần tiềm ẩn nhiều nguy cơ và không có nhiều lợi ích. Điều quan trọng nhất là chất hóa học nằm trong nhựa rất nguy hiểm và dễ bị thôi nhiễm ra thực phẩm. Đặc biệt, túi ni lông, hộp nhựa sử dụng một lần được dùng để chứa thực phẩm nhiều dầu mỡ, dung môi hòa tan như dầu, muối, axit như dưa, cà muối, nước giải khát… sẽ trực tiếp gây hại cho cơ thể và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, rác thải nhựa tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Ngay cả khi được chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật.

Trước những tác hại từ rác thải nhựa, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về giảm rác thải nhựa, tại Hà Nội để thay đổi nhận thức tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND (ngày 25/10/2020) về việc phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố.

Trong đó, để hạn chế rác thải nhựa ở “nguồn” lớn nhất là hệ thống siêu thị, nhà hàng... Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tuyên truyền đến các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cam kết chung tay cùng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố giảm thiểu rác thải nhựa; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần…

Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần được người dân hưởng ứng.

Với sự vào cuộc quyết liệt, hiện hàng loạt các hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã áp dụng bao gói rau bằng lá chuối tươi như một cách để bảo vệ môi trường. Cụ thể, chuỗi siêu thị Co.opmart, hệ thống siêu thị Big C… khi cân hàng để thanh toán, nhân viên sẽ dán giá thành lên thực phẩm hoặc sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường bằng bột ngô để gói sản phẩm nhằm nhất quán mục tiêu giảm thiểu túi ni lông.

Không chỉ tại các siêu thị, hiện ở hàng loạt các quán cà phê, nước giải khát, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã có những động thái mạnh mẽ trong việc giảm rác thải nhựa. Các quán đã thay thế việc sử dụng ống hút nhựa bằng các loại ống hút từ giấy, tre, kim loại... Đồng thời, thay cốc nhựa, túi ni lông bằng cốc giấy, túi giấy cho các khách hàng mua đồ mang đi.

“Chính khách hàng đã thay đổi chúng tôi nhất là khách hàng trẻ như học sinh, sinh viên. Khi đến cửa hàng, các bạn gọi đồ uống và hỏi là đựng trong cốc gì? Có người không dùng ống hút nhựa” - chị Nguyễn Huyền Thu, chủ quán cà phê trên đường Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ...

Quán cà phê của chị Thu phục vụ chủ yếu đối tượng là học sinh, sinh viên. Thời điểm chưa dịch bệnh, mỗi tháng quán sẽ dùng hết hơn 1.000 cốc nhựa và hơn 1.000 ống hút nhựa, chưa tính lượng túi ni lông bán mang về. Từ khi chuyển sang dùng cốc sứ, cốc thủy tinh, ống hút giấy… lượng rác giảm hẳn.

Nỗ lực giảm rác thải nhựa

Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng nhanh là điều tất yếu. Những sản phẩm từ nhựa vừa rẻ, bền, đẹp, nhẹ, chống nước... đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu xu hướng tiêu dùng đúng đắn và mang lại nhiều lợi ích cho môi trường thì cần khuyến khích nhân rộng và phát triển. Ngược lại, xu hướng có hại thì cần có định hướng và hạn chế.

Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả
Các sản phẩm thân thiện với môi trường được sử dụng ngày một phổ biến.

Tại Hà Nội, hiện, các cơ quan, công sở cũng tổ chức các hoạt động hạn chế sử dụng túi ni lông hoặc các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Trong các cuộc họp, hội nghị, đồ dùng bằng nhựa sử dụng một lần đã giảm dần. Thay vào đó là các sản phẩm từ thủy tinh, kim loại, gỗ... có thể sử dụng nhiều lần. Đây là hành động cụ thể thực hiện những quy định, văn bản chỉ đạo của Thành phố về việc giảm rác thải nhựa.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chưa đồng bộ. Thậm chí rác nhựa, xốp, không phải loại nào cũng có thể tái chế. Chỉ khi nào người dân nhận thức rõ ràng, khâu tái chế và phân loại rác thải trở nên phổ biến thì hoạt động biến rác thải thành tài nguyên mới đi vào chiều sâu...

Rõ ràng, để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền, bản thân mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động thiết thực.

Cụ thể, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường như giấy, tre, nứa, cói...

Đồng thời, người dân cần nỗ lực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa vào các mục đích khác mà không gây độc hại cho con người. Khi mua hàng nên mang theo làn, giỏ, túi hoặc sử dụng giấy, lá chuối, lá sen... để gói hàng.

Để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả
Trong đất liền và cả môi trường biển, rác thải nhựa thường khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường biển.

Cùng đó, về phía cơ quan quản lý cũng rất cần đẩy mạnh việc tuyên truyền từ đó, giúp thay đổi thói quen của người dân trong việc thải bỏ rác thải nhựa ra môi trường. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng, để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy theo quy định. Đặc biệt, phải sớm có những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cần thiết và phù hợp để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vào tái chế rác thải, cơ chế pháp lý để xử lý các vi phạm.

Tại chương trình tập huấn với chủ đề: “Nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa” do Báo Điện tử VTC News phối hợp với Ban Quản lý dự án về “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức, ông Lưu Anh Đức - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”, tại Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐTTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa.

Trong đó, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Cụ thể hơn, đến năm 2030, hướng tới giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

(LĐTĐ) Là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của thành phố Hà Nội, trong suốt 3 thập kỷ qua, báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện ...
Người bạn đồng hành vì công lý

Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách ...
Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

(LĐTĐ) Trong suốt hành trình phát triển, báo Lao động Thủ đô đã đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, ...
Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội - tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngay ...
Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm với mục tiêu bền bỉ: “Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động”, báo Lao động Thủ đô đã từng bước ...
Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô luôn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người lao động không may rơi vào hoàn cảnh ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; ...

Tin khác

Bảo vệ không gian xanh đô thị

Bảo vệ không gian xanh đô thị

(LĐTĐ) Hà Nội đang sắp bước vào những ngày nắng nóng của năm 2023, sự thay đổi lớn về nền nhiệt cùng hiệu ứng từ quá trình đô thị hóa khiến cả Thành phố như biến thành “đảo nhiệt”. Trong tiết trời như vậy mới thấy rõ giá trị của hệ thống cây xanh đô thị. Từ nhiều năm qua, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh văn hiến - văn minh - hiện đại, xây dựng môi trường sống tốt nhất, người dân được sinh hoạt, giải trí với chất lượng cao, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

(LĐTĐ) Theo dự báo, từ cuối tháng 3/2023, có khả năng nắng nóng cục bộ xuất hiện ở khu Tây Bắc Bắc bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung bộ và tiếp tục duy trì ở khu vực Nam bộ. Cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022.
Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

(LĐTĐ) Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đã triển khai các hình thức tuyên truyền và khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023”.
Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước

(LĐTĐ) Ngày 14/3, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.
Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C

(LĐTĐ) Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 14 - 17 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 11 - 14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Sáng, Sở đã chủ trì xây dựng điều chỉnh giá nước, trước mắt lộ trình là trong 2 năm (2023-2024), áp dụng cho hộ gia đình, đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.
Ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tự phát

Ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tự phát

(LĐTĐ) Hiện nay, trên một số tuyến đường của thành phố Hà Nội xuất hiện các bãi rác tự phát, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Ở nhiều khu vực, dù cơ quan chức năng đã đặt biển cấm đổ rác song vẫn chưa khắc phục được tình trạng này.
Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Sáng 3/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thông tin, vào hồi 8 giờ 9 phút 43 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc khiến người dân ở khu vực cảm nhận được rung chấn nhẹ.
Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

(LĐTĐ) Đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngày-đêm. Con số này cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 100% nhân dân khu vực đô thị; tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn cũng đã đạt đến 85%. Tuy nhiên, để hoàn mục tiêu 100% tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đề ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"

(LĐTĐ) Sáng 26/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức khởi động dự án “Trồng cây hướng đến Net Zero”.
Xem thêm
Phiên bản di động