Bắt đầu từ những hành động nhỏ
Cùng đẩy lùi rác thải nhựa Nói không với ống hút nhựa Tuổi trẻ Thủ đô chung tay giảm thiểu rác thải nhựa Chung tay vì môi trường trong lành |
Vấn đề nan giải
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi túi ni lông ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.
Tính riêng các loại túi ni lông, ước tính bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi ni lông/tháng, tương đương 1kg túi ni lông/hộ/tháng. Ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông ra môi trường.
Thu gom rác thải tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Đáng chú ý, Việt Nam cũng là một trong những nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới (khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm). Ông Lưu Anh Đức - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm đại dương, đặc biệt là rác thải nhựa, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã nỗ lực cùng các cơ quan chức năng của các bộ, ban, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương triển khai các giải pháp nhằm quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Minh chứng dễ thấy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐTTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Theo đó, đến năm 2030, hướng tới giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.
Bắt đầu từ hành động nhỏ
Theo các chuyên gia về môi trường, để giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa, các ngành chức năng cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó có các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa.
Rác thải nhựa thường khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường biển, gây tốn kém chi phí thu gom và xử lý. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Các giải pháp này cũng cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Ở câu chuyện giảm rác thải nhựa, việc chống rác thải nhựa không chỉ dừng lại ở sự vào cuộc của các đơn vị mà chính người dân, các đơn vị doanh nghiệp cũng đã dần có những đổi thay tích cực. Hà Nội là ví dụ.
Theo khảo sát của phóng viên tại một số siêu thị như: Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, các siêu thị thuộc hệ thống Vinmart và cửa hàng Vinmart+..., phóng viên đã ghi nhận được nhiều sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, các siêu thị đều chuyển sang sử dụng túi ni lông tự phân hủy để gói hàng cho khách và bán sản phẩm túi, màng bọc thực phẩm, găng tay dùng khi chế biến thực phẩm... làm từ ni lông tự phân hủy.
Tại quầy rau xanh ở các siêu thị Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, Big C Lê Trọng Tấn... một số loại rau cũng được gói bằng lá chuối như Lotte Mart Đống Đa.
Tại nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn, các mô hình hạn chế rác thải nhựa cũng dần đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, tại quận Tây Hồ, mô hình “Chi hội phụ nữ sử dụng làn khi đi chợ” tại Hội Liên hiệp phụ nữ phường Xuân La đã lan rộng tới cán bộ, hội viên các chi hội và Hội Liên hiệp phụ nữ các phường khác của quận Tây Hồ. Thông qua mô hình, các chị em phụ nữ trên địa bàn đã hiểu rõ ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường vì sức khỏe cho bản thân và gia đình, từ đó dần thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông trong cuộc sống thường nhật.
Ngoài mô hình ở quận Tây Hồ, được biết, Hà Nội đã và đang xây dựng cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Triển khai các chương trình thí điểm liên quan đến phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy thành các sản phẩm tái sinh an toàn tại các trường tiểu học và mầm non; thí điểm mô hình hỗ trợ xây dựng sân chơi cho trẻ với các thiết bị và nguyên liệu tái chế từ chai nhựa túi ni lông, lốp xe…; vận động các tòa nhà, khu dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ ký cam kết hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy…
Xu hướng sử dụng các sản phậm thân thiện với môi trường đang dần được người dân hưởng ứng. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Rõ ràng, để chống rác thải nhựa, bên cạnh chính sách lớn mang tính hành động, cùng xây dựng khung pháp lý liên quan thì rất cần những nỗ lực chung tay từ cộng đồng. Chỉ khi người dân ủng hộ, thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức thì những nguy cơ từ rác thải nhựa mới dần được ngăn chặn và môi trường sống mới trở nên an lành.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, tháng 9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Thực hiện Chỉ thị này, các đơn vị có liên quan đang hoàn thiện chế tài quản lý chất thải rắn theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05