Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục

(LĐTĐ) Trong truyền thống của người Việt, đạo thầy trò luôn là những hình ảnh đẹp, đáng kính và trân trọng. Tuy nhiên, ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì văn hóa ứng xử trong trường học đang bị tác động mạnh mẽ với nhiều yếu tố tiêu cực. Theo các chuyên gia, để giữ vững và phát huy được những nét đẹp trong văn hóa ứng xử học đường, ngoài sự nỗ lực của thầy và trò còn phải có sự chung tay của cả gia đình, cộng đồng và xã hội.
Góc nhìn văn hóa Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?

Những tín hiệu tích cực

Thời gian qua, bên cạnh công tác dạy học, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử học đường cho học sinh, sinh viên đã được các cấp, ngành hết sức quan tâm, chú trọng. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến thời điểm hiện tại, đại đa số học sinh, sinh viên đã đạt tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, hạnh kiểm theo quy định của Bộ; ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.

100% đoàn viên và 80% thanh niên được tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 99,6% số trường học đã xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú được giới thiệu vào Đảng; 100% thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, lao động tập thể…

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
Xây dựng văn hóa học đường trong trường học luôn là vấn đề được các nhà trường quan tâm, chú trọng. (Ảnh minh họa khi chưa xảy ra dịch Covid-19).

Là một trong những đơn vị có thành tích tốt trong công tác xây dựng văn hóa học đường trong trường học, TS.Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân cho biết, những năm qua, nhà trường đã thực hiện tốt Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 4/1/2016 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của trường, thực hiện dạy và học thực chất, đúng giờ, thi cử nghiêm túc, không gian dối, không tiêu cực và chống bệnh thành tích trong giáo dục.

Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, xem đây là công việc rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện…

Nhờ việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên, trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như: Đạt trường học an toàn, xanh - sạch - đẹp; trường học không khói thuốc lá... tỉ lệ sinh viên vi phạm qui chế, qui định rất thấp; nhiều năm liền không có sinh viên vi phạm pháp luật mức độ nặng, có yếu tố hình sự; có năm chỉ có 1-2 sinh viên vi phạm mức độ nhẹ so với qui mô gần 25.000 sinh viên đang theo học các trình độ, hình thức đào tạo.

Kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên từng học kỳ, từng năm học luôn đạt ở mức cao, chỉ có 0,6% sinh viên xếp loại rèn luyện dưới trung bình (thuộc diện sinh viên không tham gia đánh giá do thôi học, chuyển trường).

Còn theo PGS.TS Đinh Văn Hải - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong suốt 65 năm thành lập và phát triển, Trường Đại học Bách Khoa luôn nhận thức được việc xây dựng môi trường văn hóa ứng xử tốt đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình. Đặc biệt, đó sẽ là nền tảng cho việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm công dân cho cán bộ và sinh viên.

“Tính tới nay, đã có trên 200 ngàn kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ tốt nghiệp tại trường và hiện đang công tác trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị của đất nước. Các cựu sinh viên này đều là những người có đạo đức, lối sống lành mạnh. Đối với các sinh viên đang học tại trường, việc rèn luyện đạo đức, lối sống, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè cũng được chú trọng và không xảy ra tình “lệch chuẩn” đạo đức”, PGS.TS Đinh Văn Hải nhấn mạnh

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng học đường, tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian gần đây, ngành GD&ĐT đã xảy ra rất nhiều sự vụ kiện tụng, tranh chấp, chửi bới, đe dọa, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự, uy tín, đạo đức nhà giáo; một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, đánh mất lòng tự trọng nghề nghiệp…

Còn đối với học sinh, sinh viên, một số em có lối sống thực dụng, buông thả, vô cảm, không coi trọng giá trị đạo đức. Đã có những câu chuyện đau lòng lan tràn trên mạng Internet như xúc phạm thầy, cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại… Những vụ việc trên đã và đang rung lên hồi chuông báo động về sự thoái hóa, suy thoái đạo đức nơi học đường.

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa tham gia các công tác thiện nguyện, hiến máu nhân đạo.

PGS.TS. Đinh Văn Hải nhận định, để khắc phục tình trạng trên và xây dựng mô hình văn hóa học đường hiệu quả trong tình hình mới, ngoài việc lấy giáo viên làm trung tâm, thì sự phối hợp của các yếu tố như gia đình, xã hội là hết sức quan trọng.

Theo ông, công tác giáo dục văn hóa trường học không thể thành công nếu các nhà trường thực hiện một cách riêng lẻ, độc lập. Hoạt động này luôn cần có sự phối hợp, chung tay giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức chính quyền và xã hội. Nhà trường cần sự hỗ trợ, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo môi trường cảnh quan xung quan trường luôn xanh - sạch - đẹp, an toàn, an ninh trật tự; hạn chế các tụ điểm phát sinh tệ nạn xã hội, chơi game gây sao nhãng việc học hành ở xung quanh trường, quản lý sinh viên nội ngoại trú.

Nhà trường rất mong Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy định, hướng dẫn chế tài xử lý cập nhật thực tiễn nhằm hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa ứng xử; giúp nhận diện, xử lý mang tính răn đe đối với các phát ngôn bình luận thiếu văn hóa của sinh viên trên không gian mạng. Các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin các tấm gương tốt việc làm tốt, hạn chế đăng tải các thông tin giật gân, gây sốc ảnh hưởng tới nhận thức không tốt của giới trẻ về xã hội, và cộng đồng xung quanh…

TS. Võ Thanh Hải thì cho rằng, thời gian tới, các nhà trường cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà, ngoại khóa online trên môi trường mạng, trong đó có văn hóa ứng xử trong trường học.

“Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội bùng nổ rất mạnh mẽ, cần bổ sung thêm các kênh truyền thông, tuyên truyền chính thống qua Facebook, Zalo, Tiktok... để thêm kênh tương tác với người học và phụ huynh về văn hóa học đường”, TS. Võ Thanh Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, TS. Võ Thanh Hải cũng cho rằng, cùng với việc ban hành các chuẩn mực, quy tắc ứng xử văn hóa ứng xử trong trường học, các nhà trường cần phối hợp xây dựng nhiều loại hình hoạt động xã hội nhằm lan tỏa và cụ thể hóa các nội dung của văn hóa học đường. Để làm được điều này, cần có sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các khoa, phòng, ban trong nhà trường, trong đó Đoàn thanh niên - Hội sinh viên đóng vai trò nòng cốt. Các hoạt động Đoàn - Hội cần được đa dạng hóa, qua đó rèn đào tạo ra những lớp sinh viên vừa hồng, vừa chuyên.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động