Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?

Học sinh nói bậy một cách tự nhiên khi trên đường cùng bạn bè, thậm chí sẵn sàng văng tục trong sân trước sự chứng kiến của giáo viên…
Chưa bao giờ người Hà Nội nói bậy nhiều như bây giờ Chưa bao giờ người Hà Nội nói bậy nhiều như bây giờ

LĐTĐ - TS Nguyễn Ngọc Mai cho hay, việc đưa các giá trị chuẩn của người Việt Nam nói chung, người Thăng Long nói riêng vào các sản phẩm văn hóa, quan hệ kinh tế xã hội ít được để ý và hệ lụy của nó là “chưa bao giờ người Hà Nội lại nói bậy nhiều như bây giờ”.

Trẻ nói bậy như một lẽ… đương nhiên

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phải lên kế hoạch kiểm tra, xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa này. Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trước đó, cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội”. Tuy nhiên, cho đến nay, nạn nói tục, chửi bậy không có dấu hiệu… thuyên giảm, đặc biệt trong giới học sinh, sinh viên.

Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?
TS Lê Thị Bích Hồng

TS Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, giảng viên cao cấp trường ĐH Sân khấu Điện ảnh phải thốt lên rằng chưa khi nào, chưa bao giờ lại chứng kiến nhiều tình huống ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường cũng như ngoài xã hội như hiện nay. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy như chuyện tự nhiên, không có gì là thô thiển, kệch cỡm.

“Tôi đã từng chứng kiến và rất buồn khi trong quán cà phê hay thư viện… các em nói bậy mà không ý thức mình đang nói bậy, coi hành vi đó như là lẽ đương nhiên không ảnh hưởng đến tư cách, đạo đức của mình”- TS Hồng cho biết.

Chung quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội tâm lý giáo dục HN, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, HN) cho rằng, trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong gia đình. Cha mẹ nói bậy trước mặt con cái thì chắc chắn trẻ sẽ học theo.

Không chỉ trong gia đình, mà theo TS Lâm trẻ còn được nghe những lời tục tằn ấy khi ra ngoài xã hội. Đó là ở chợ, trong siêu thị hay trên đường phố. Trẻ mặc nhiên được nghe như một điều bình thường, điều này ăn sâu vào tiềm thức của học sinh thì “lệnh cấm” trong nhà trường chỉ có thể ngăn ngừa một cách “cưỡng bức”, nó không lâu bền, thậm chí sinh ra tâm lý đối phó của học sinh.

Xử phạt chỉ là cách cắt ngọn

TS Hồng cho rằng việc thiết lập lại văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng không thể một sớm một chiều. Và càng không phải đợi đến bậc giáo dục đại học mới bắt đầu. Để làm được việc này cần rất nhiều yếu tố, từ trong chính mỗi gia đình, từ bậc giáo dục mầm non cho đến tiểu học chứ không phải chỉ làm phần ngọn (đợi các em học đến bậc THCS, THPT hay ĐH) mới giảng dạy, mới răn đe hay mới xử phạt thì…không còn giá trị.

Điều chúng ta cần làm là làm thế nào để các em có ý thức khi nói ra những lời lẽ ấy các em cảm thấy xấu hổ, cảm thấy xúc phạm những người xung quanh… TS Hồng cho rằng đó là việc khó nhưng cần phải làm - xây dựng quy tắc ứng xử văn minh cho học sinh sinh viên Thủ đô.

“Những biện pháp răn đe, xử phạt chỉ là công cụ, cần giải quyết nền móng trước chứ không phải cắt ngọn, phải xây dựng ý thức cho trẻ biết nói lời “biết xin lỗi, cảm ơn”. Tôi dạy môn cơ sở văn hóa VN chú trọng đến giao tiếp ứng xử nên thường lồng vào các bài giảng về giao tiếp ứng xử. Vì thế nguyên tắc tôi đặt ra cho các em là nếu như tôi nghe thấy tiếng nói bậy ở trong không gian trường học tôi sẽ không dạy, thay vào đó là sự phân tích, phê bình hành vi ấy ngay trước lớp”- TS Hồng nhấn mạnh.

Bổ sung quan điểm trên, TS Lâm cũng cho rằng, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Theo đó, thay vì hô hào không được nói tục, chửi bậy mỗi nhà trường nên tổ chức các diễn đàn để các em thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này. Khi các em nhận thức được hành vi của mình, thì chính các em sẽ có những điều chỉnh.

Theo Ngô Châu Anh (Infonet)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động